Các việc làm về mặt pháp lý

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 81)

1- Ngay sau khi tai nạn:

- Tiến hành kiểm tra mức độ hư hỏng của tàu mình.

- Yêu cầu tàu kia giúp đỡ hoặc giúp đỡ tàu kia nhằm giảm bớt sự thiệt hại. Việc làm này là bắt buộc đối với tất cả các thuyền trưởng.

- Nếu tai nạn nhẹ thì phải thơng báo cho nhau biết tên tàu, tên thuyền trưởng…

Mục đích của việc làm này là để khẳng định sự yêu cầu của các bên cĩ cần giúp đỡ hay khơng.

- Nếu tai nạn nặng, cĩ khả năng xảy ra tranh chấp thì 2 tàu phải lập biên bản kèm theo sơ đồ diễn biến đâm va giữa 2 tàu.

2- Ngay sau khi tai nạn đã qua:

- Thuyền trưởng phải viết nhật ký hàng hải.

- Thuyền trưởng hoặc sĩ quan trực ca phải viết tường trình tai nạn. - Thuyền trưởng phải cơng bố kháng nghị hàng hải.

3- Một số chú ý:

- Giá trị thiệt hại phải được giám định và cĩ chứng từ.

- Lỗi của mỗi bên được phân chia trên cơ sở thoả thuận giữa 2 thuyền trưởng hoặc do tồ án phán xét.

- Khi lập biên bản phải chú ý đến khía cạnh pháp lý cĩ lợi cho mình. - Viết nhật ký phải rõ ràng và tạo cơ sở cho việc viết kháng nghị hàng hải. 8.3. Cơng tác cứu hộ hàng hải

8.3.1. Cơng tác cứu hộ hàng hải là gì?

Cứu hộ hàng hải, cịn gọi là cứu nạn hàng hải, là hành động của tàu này đến cứu giúp một tàu khác đang gặp một tai nạn trên biển đe doạ nghiêm trọng số phận của chiếc tàu đĩ. Việc cứu hộ hàng hải được tiến hành trong một số trường hợp cụ thể sau:

- Tàu bị mắc cạn và đang bị bão đe doạ.

- Tàu đâm vào đá ngầm và cĩ nguy cơ bị chìm.

- Tàu biển bị gãy chân vịt đang trơi dạt đến nơi nguy hiểm. - Tàu biển bị hoả hoạn đang thực sự đe doạ.

Khái niệm này cần phân biệt với trường hợp một tàu biển đang ở cảng hoặc trong vịnh an tồn nhưng nhờ một tàu khác hỗ trợ một số cơng việc cần thiết thì sự hỗ trợ bình thường này khơng mang tính chất một vụ cứu nạn hàng hải.

8.3.2. Cơ sở pháp lý của cơng tác cứu hộ

Vấn đề cứu hộ hàng hải từ xưa đã được coi là một nghĩa vụ của người đi biển nĩi chung và của thuyền trưởng tàu biển nĩi riêng. Nghĩa vụ cứu nạn trên biển được quy định trước hết là từ tập quán hàng hải, đĩ là một thĩi quen của người đi biển hễ thấy tàu hay người bị nạn trên biển thì lập tức đến cứu. Về sau nghĩa vụ cứu nạn trên biển được đưa vào luật pháp quốc tế và quốc gia.

Cơng ước quốc tế” Thống nhất các quy tắc của luật cĩ liên quan đến việc cứu trợ trên biển 1910”, về sau được gọi tắt là cơng ước cứu trợ trên biển Brussel 1910. Cơng ước được ký kết tại Brussel vào ngày 23 tháng 9 năm 1910, cĩ hiệu lực vào năm 1913 và được nhiều nước cơng nhận và áp dụng. Cơng ước gồm 19 điều với các nội dung chính như sau:

- Nguyên tắc “Khơng cứu được, khơng trả tiền” - Giới hạn mức độ thù lao.

- Ấn định những trường hợp cơng ước bị thủ tiêu hoặc sửa đổi.

Phạm vi áp dụng cho bất cứ một vụ cứu hộ nào miễn là trong đĩ cĩ một tàu là tàu biển tham gia cơng tác cứu trợ. Cơng ước này khơng áp dụng cho tàu chiến.

Điều 12 của Cơng ước luật biển 1958 và điều 98 Cơng ước luật biển 1982 cũng quy định rõ nghiệp vụ giúp đỡ tàu trên biển như sau:

1/ Mọi quốc gia phải địi hỏi thuyền trưởng của một chiếc tàu mang cờ nước mình, trong chừng mực cĩ thể làm được mà khơng gây nguy hiểm nghiêm trọng cho con tàu, thuỷ thủ đồn, hành khách trên tàu đĩ thì phải:

a/ Giúp đỡ bất kỳ ai đang gặp nguy hiểm trên biển.

b/ Khi nhận được tín hiệu cấp cứu thì phải chạy với tốc độ lớn nhất để kịp thời đến nơi xảy ra tai nạn và cĩ những hành động kịp thời cứu người và hàng hố bị tai nạn.

2/ Tất cả các quốc gia ven biển tạo điều kiện dễ dàng cho việc thành lập và hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm và cứu nạn trên biển để đảm bảo an tồn hàng hải và hàng khơng.

Điều 11 của cơng ước cũng ghi rõ “ Hãy cứu ngay cả kẻ thù”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số hội nghị quốc tế khác đã đưa ra các cơng ước quốc tế cĩ liên quan về cứu hộ hàng hải. Cơng ước quốc tế về phịng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển 1982, Cơng ước quốc tế về an tồn sinh mạng người trên biển 1974 (SOLAS-74) đã đưa ra những quy tắc nhằm hạn chế tai nạn trên biển, đồng thời buộc thuyền trưởng khi xảy ra tai nạn va chạm tàu thì phải cĩ trách nhiệm giúp đỡ đối với hành khách và thuyền viên trên cả hai tàu.

Phù hợp với điều 12 Cơng ước luật biển quốc tế 1958 và điều 98 Cơng ước luật biển quốc tế 1982 các quốc gia ven biển tạo điều kiện tổ chức phục vụ cơng tác cứu hộ hàng hải cĩ hiệu quả nhằm đảm bảo an tồn trên biển.

Cơng ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển 1979 đã nhằm thống nhất giữa các quốc gia về việc phối hợp một số hoạt động giữa các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế để đảm bảo an tồn hàng hải.

Mục đích của cơng ước này là phát triển và khuyến khích hoạt động cứu nạn, xây dựng các kế hoạch quốc tế tìm kiếm và cứu nạn tren biển, đáp ứng yêu cầu an tồn cho tàu, người trên biển. Phù hợp với chương 2 của cơng ước này những quốc gia thành viên phải đảm bảo mức độ cần thiết và thích đáng trong việc tìm kiếm và cứu người, tàu bị tai nạn trên biển thuộc vùng gần bờ của quốc gia mình. Đồng thời cĩ nghĩa vụ thơng báo cho Tổng Thư ký IMO về tổ chức tìm kiếm cứu nạn, bao gồm:

- Sự phục vụ tìm kiếm và cứu nạn trên vùng biển quốc gia.

- Trụ sở trung tâm phối hợp tìm kiếm và cứu nạn: Địa chỉ, số điện thoại, điện tín, fax…..

- Bố trí của hệ thống cứu nạn của quốc gia mình.

- Mỗi vùng tìm kiếm cứu nạn được thiết lập theo hiệp định giữa các bên hữu quan và thơng báo hiệp định đĩ cho Tổng Thư ký IMO.

- Các bên tham gia phải đảm bảo cứu trợ cho bất kỳ tàu nào hoặc người nào đang gặp nạn trên vùng biển.

- Việc thực hiện cơng tác tìm và cứu nạn phải khơng phụ thuộc vào sự ràng buộc hoặc sự chế tài nào của các quốc gia.

- Các nước tham gia cơng ước phải cĩ trách nhiệm thành lập cơ quan quốc gia để phối hợp tìm kiếm và cứu nạn.

Bộ luật hàng hải Việt Nam đã được Quốc hội thơng qua ngày 14 tháng 06 năm 2005, gồm 261 điều, cĩ hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.

Trong đĩ điều 30 đã quy định tàu biển, tàu quân sự, tàu cơng vụ, tàu cá, phương tiện thuỷ nội địa và thuỷ phi cơ khi phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người hoặc tàu khác gặp nạn trên biển, vùng nước cảng biển, nếu điều kiện thực tế cho phép và khơng gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và những người đang ở trên tàu của mình thì phải bằng mọi cách cứu giúp người gặp nạn, kể cả việc phải đi chệch khỏi hành trình đã định và kịp thời thơng báo cho tổ chức, cá nhân liên quan biết.

Các điều từ 185 đến 196 của Bộ luật hàng hải Việt Nam-2005 quy định những vẫn đề liên quan đến cơng tác cứu hộ hàng hải. Cụ thể là:

- Thế nào là hành động cứu hộ hàng hải? - Khái niệm hợp đồng cứu hộ hàng hải.

- Quyền lợi của người làm nhiệm vụ cứu hộ hàng hải cũng với những điều kiện được hưởng và khước từ.

- Các khoản tiền cơng cứu hộ và cơ sở xác nhận.

Quyết định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam (số: 29/2008/QĐ-BGTVT, ngày 16 tháng 12 năm 2008), gồm 74 điều, trong đĩ khồn 6 điều 8 quy định: Khi nhận được tín hiệu cấp cứu hoặc khi phát hiện cĩ tàu bị nạn, thuyền trưởng cĩ nhiệm vụ nhanh chĩng điều động tàu đến cứu nạn, nếu việc cứu nạn khơng gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và thuyền viên của mình.

8.3.3. Hợp đồng cứu hộ hàng hải.

Hợp đồng cứu hộ hàng hải là văn bản được ký kết giữa một bên là người làm nhiệm vụ cấp cứu (cứu tàu) và bên kia là người được cứu (chủ tàu, chủ hàng bị nạn) cĩ trách nhiệm thanh tốn những chi phí của việc cấp cứu.

Hoạt động cứu trợ là tất cả những cơng việc tiến hành cứu người và tàu bị nạn trên biển, bao gồm:

a) Tìm cứu tàu và cứu giúp nĩ.

b) Tìm kiếm người và cứu giúp, cứu chữa, chăm sĩc sức khoẻ cho người bị nạn. c) Cứu tàu bị thủng, cháy thốt khỏi hiểm hoạ.

d) Giữ cho tàu luơn ở trạng thái nổi. e) Cứu tàu thốt khỏi đá ngầm, bãi cạn.

f) Lai kéo tàu hoặc hộ tống tàu đến một địa điểm an tồn.

Hợp đồng cứu trợ được thành lập dựa trên sự thoả thuận giữa thuyền trưởng của tàu bị nạn và thuyền trưởng của tàu cứu. Mặc dù việc cứu trợ hàng hải xuất phát từ tính nhân đạo và nghĩa vụ của mọi thuyền trưởng tàu biển nhưng đồng thời là một loại hợp đồng kinh tế vì khi tiến hành cấp cứu cĩ hiệu quả thì thuyền trưởng tàu cứu cũng được hưởng quyền lợi. Đĩ là những chi phí cần thiết và hợp lý phục vụ việc cứu trợ mà tàu bị nạn phải chi trả.

Để được hưởng quyền lợi của việc cấp cứu thì trước khi thực hiện việc cấp cứu thuyền trưởng hai tàu phải tiến hành ký kết hợp đồng. Điều quan trọng nhất của hợp đồng là phải đưa vào điều khoản “Khơng kết quả, khơng trả tiền”. Điều khoản này được cơng ước quốc tế về cứu trợ Brussel 1910 đưa vào và được các quốc gia thừa nhận và đã đi vào thực tiễn hàng hải từ năm 1913. Điều khoản này được dùng làm cơ sở pháp lý cho việc tàu làm nhiệm vụ cấp cứu cĩ quyền hưởng tiền thù lao hay khơng đồng thời để tàu bị nạn cĩ quyền từ chối việc thanh tốn chi phí cứu nạn hay khơng.

Trong hợp đồng, nội dung các cơng việc cần làm để cứu nạn phải được ấn định và được cân nhắc thận trọng giữa hai thuyền trưởng. Điều này được dùng làm cơ sở cho sự đảm bảo chắc chắn về khả năng cấp cứu cũng như xác định chi phí cứu nạn.

Trong hợp đồng phải thể hiển được những phương pháp tiến hành cứu nạn và những thiết bị cĩ thể được sử dụng kể cả máy mĩc thiết bị của tàu bị nạn.

Trong hợp đồng thuyền trưởng tàu cứu và tàu bị nạn cần phải thoả thuận được một khoản tiền chi phí cho quá trình cứu trợ để làm cơ sở cho thuyền trưởng tàu bị nạn cân nhắc khi lựa chọn tàu cứu. Đây cũng là một căn cứ quan trọng để cho tàu cứu cĩ thể yên tâm nhận được khoản tiền thích đáng khi việc cấp cứu cĩ kết quả hữu ích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hợp đồng cứu hộ hàng hải cần phải được phân biệt rõ ràng với hợp đồng trục vớt tàu hay tài sản chìm đắm trên biển. Sự khác biệt giữa hai loại hình này là ở chỗ việc cứu trợ được bắt đầu khi mà tàu đang ở tư thế nổi mặc dầu nguy cơ chìm đắm đang thực sự đe dọa. Kết quả của việc cấp cứu phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nhanh chĩng của hành động cấp cứu. Khả năng dẫn đến nguy hiểm khơng chỉ riêng cho tàu được cứu mà cả cho tàu cứu và điều kiện cấp cứu. Việc trục vớt tài sản chìm đắm được thực hiện sau khi biết chắc chắn là tàu hay tài sản đã bị chìm và thời gian bắt đầu tiến hành cơng việc đã được lựa chọn với sự cân nhắc, tính tốn đảm bảo điều kiện an tồn cho quá trình thực hiện.

Kết quả hữu ích của việc cấp cứu được xác định bằng việc duy trì tính nổi trong trạng thái thực tế của biển cịn khi trục vớt tàu thì được khách hàng đặt ra là nâng tàu khỏi đáy hoặc là khỏi mặt nước.

Hợp đồng cấp cứu cũng phải được phân biệt với những trường hợp giúp đỡ lai dắt thơng thường. Thường thì việc cấp cứu được thực hiện bằng cách kéo tàu đang ở chỗ nguy hiểm đến vị trí an tồn hoặc cảng an tồn gần nhất. Đối với sự lai dắt tàu thơng thường thì khơng cĩ điều gì đe dọa đến sự an tồn của cả hai tàu.

Trong nhiều trường hợp việc cấp cứu khơng thể tiến hành ký kết hợp đồng được do hồn cảnh sĩng giĩ hoặc tính cấp bách của cơng việc cấp cứu. Mặc dù vậy, việc cấp cứu vẫn cĩ thể tiến hành chỉ cần sự đồng ý của thuyền trưởng tàu bị nạn, sự biểu thị về sự đồng ý này cĩ thể thơng qua lời nĩi bằng miệng, bằng loa hoặc hành động thực tế. Tất cả những biểu hiện này cần phải được ghi chép cẩn thận vào nhật ký hàng hải. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn cho việc hưởng cơng lao cấp cứu thì thuyền trưởng cần phải chủ động thực hiện việc ký kết hợp đồng bằng văn bản vào bất cứ thời điểm nào nếu xét thấy cĩ thể.

Điều quan trọng cuối cùng là bản hợp đồng phải cĩ chữ ký của cả hai thuyền trưởng. Cần phải thấy rõ hơn sự bấp bênh của loại hợp đồng cứu hộ hàng hải. Bởi rằng, chi phí cứu nạn do tàu cứu hộ tự bỏ ra rất nhiều nhưng khơng phải lúc nào cũng thu lại được. Nguyên nhân cơ bản của nĩ là do sự ràng buộc của điều khoản “ Khơng cĩ kết quả, khơng trả tiền cơng”. Nhưng tàu cứu nạn thường được hưởng khoản tiền thù lao rất lớn nếu việc cấp cứu cĩ kết quả hữu ích. Điều cĩ vẻ mẫu thuẫn và khĩ hiểu, vì rằng, trong thực tế nếu ký một hợp đồng cứu hộ hàng hải thì buộc thuyền trưởng tàu bị nạn phải chi trả một khoản tiền khá lớn. Trong khi đĩ, nếu thuyền trưởng tàu bị nạn ký một hợp đồng yêu cầu kéo giúp thơng thường để đưa tàu ra khỏi vị trí bị nạn thì chỉ cần trả một số phí tổn cho việc lai kéo thơng thường. Số tiền này ít hơn nhiều so với tiền cơng cứu hộ hàng hải. Câu hỏi đặt ra là

tại sao thuyền trưởng tàu bị nạn vẫn muốn ký kết hợp đồng cứu hộ hàng hải mà khơng lựa chọn hợp đồng lai kéo thơng thường?

Kinh nghiệm hàng hải cho thấy rằng trong hợp đồng lai kéo thơng thường, các chi phí này thuộc vào chi phí trang bị tàu nên chủ tàu phải tự chi trả tồn bộ. Cịn trong hợp đồng cứu hộ hàng hải thì những chi phí đĩ được xếp vào tổn thất chung và cơng ty bảo hiểm sẽ là người chi trả hồn tồn. Như vậy dù kết quả hữu ích hay khơng hữu ích mà thuyền trưởng tàu bị nạn đã ký hợp đồng cứu hộ hàng hải thì chủ tàu sẽ yên tâm là khơng bị thiệt hại về kinh tế và biết chắc chắn là tàu cứu phải hết sức mình để đưa tàu thốt nạn.

Trường hợp tàu bị nạn từ chối việc ký kết hợp đồng nhưng nếu xét thấy tai nạn đe dọa tính mạng người và tàu bị nạn thì thuyền trưởng cĩ trách nhiệm cứu người trên tàu bị nạn.

8.3.4. Thực hiện hợp đồng cứu hộ.

Do tính bấp bênh của hợp đồng cứu hộ hàng hải cho nên quá trình thực hiện hợp đồng địi hỏi thuyền trưởng tàu cứu phải hết sức thận trọng.

Việc tiến hành cứu hộ hàng hải khơng phải đạt được kết quả hữu ích mà cịn phải làm thế nào để cho thuyền trưởng tàu bị nạn thỏa mãn kết quả đĩ.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 81)