Những vấn đề cần lư uý về vùng nội thủy của Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 25)

1/ Nhấn mạnh qui định: vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của nước ta là nội thủy của nước ta.

Vì hải đảo của nước ta cĩ những đảo cách đất liền tới 70 hải lý, cĩ liên quan chặt chẽ tới việc vạch đường cơ sở (sẽ trình bày sau).

2/ Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quần đảo Hồng Sa và Trường Sa chưa được Chính phủ ta qui định, mà sẽ qui định cụ thể sau. Do đĩ, ta chưa xác định cụ thể vùng nội thủy đối với hai quần đảo trên.

3/ Trong vùng nội thủy của ta, cĩ một vùng nước được chú ý nhiều nhất là vùng nước lịch sử ( gồm cả vịnh lịch sử).

Việc xác định một vùng biển nào đĩ là vùng nước lịch sử cĩ nghĩa là xác định tính chất nội thủy của vùng nước đĩ, khơng kể chiều rộng, chiều dài của cửa ra vào vùng nước đĩ.

Trong một cuốn sách trình bày quan điểm về luật biển năm 1635, SENDEN – luật gia người Anh đã kết luận rằng: “ Việc chiếm hữu một vùng biển ở kề bên lãnh thổ mình là chuyện đã cĩ từ lâu và đã được tập quán quốc tế thừa nhận”. Và ta cũng đã biết luật pháp và tập quán quốc tế trên thế giới từ lâu đời đã thừa nhận cĩ vùng nước lịch sử và vùng nước đĩ thuộc nội thủy của nước ven bờ. Vậy vùng nước lịch sử phía Nam nước ta giáp với Campuchia là nội thủy nước ta hay của Campuchia?

- Vùng nước nằm gọn giữa các hịn đảo Thổ Chu và Phú Quốc của Việt Nam, và nhĩm đảo PuloWai và bờ biển phía Nam tỉnh Kam-pơt của Campuchia, ta thấy: Đây là vùng

biển nằm vắt ngang qua phía ngồi đảo Thổ Chu và nhĩm đảo PuloWai. Vùng biển này hồn tồn được các đảo và bờ biển của hai nước bao bọc kín, nằm gọn trong vành đai các đảo và quần đảo tổng cộng trên 100 hịn thuộc chủ quyền của Việt Nam mà ở phía ngồi cùng cĩ quần đảo Thổ Chu án ngữ, với vành đai các đảo và quần đảo (gần 50 hịn) thuộc chủ quyền của Campuchia, phía ngồi cùng cĩ nhĩm đảo PuloWai án ngữ. Vùng biển này gắn liền với bờ biển và là một bộ phận của đất liền của hai nước chịu ảnh hưởng trực tiếp về mặt địa chất thủy văn của bờ biển lục địa hai nước. Về mặt lịch sử, kinh tế và an ninh quốc phịng, thì tồn bộ vùng biển và đảo của khu vực này đã thuộc chủ quyền của hai nước từ rất lâu đời, hai nước từ lâu đã khai thác và bảo vệ. Ngày 7/7/1982, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã ký Hiệp định về vùng nước lịch sử chung của Việt Nam và Campuchia ở tồn bộ vùng biển này và khẳng định vùng nước lịch sử này theo chế độ nội thủy. Điều này hồn tồn phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. Để phân chia vùng nội thủy này, ta cĩ thể căn cứ vào tuyên bố của Chính phủ nước ta ngày 12/11/1982, điểm 2, về đường cơ sở và Sắc luật ngày 31/7/1982 của Chính phủ Cộng hịa nhân dân Campuchia về vùng biển này. Sau khi cĩ đường biên giới biển trong vùng nước lịch sử chung này, đến lúc đĩ phần nước lịch sử thuộc về mỗi nước sẽ hợp với vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở thành vùng nội thủy thống nhất của mỗi nước.

- Việc xác định nội thủy tại vịnh Bắc Bộ: Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía Tây Bắc biển Đơng. Nếu tình từ vĩ độ 170 trở lên thì diện tích khoảng 130.000km2. Bờ biển vịnh Tây Bắc đến Tây Nam thuộc Việt Nam. Phía Đơng Bắc đến Đơng Nam thuộc Trung Quốc. Khoảng cách từ đảo Hải Nam (Trung Quốc) đến bờ biển Nghệ Tĩnh (cũ) chừng 140 hải lý. Độ sâu trung bình khoảng 40-50 mét, sâu nhất 100m (cĩ thời kỳ vùng biển ăn sâu đến tận thành phố Việt Trì ngày nay, thủ đơ Hà Nội ngày đĩ cũng là biển. Cĩ thời kỳ đất của ta ăn ra tới tận đảo Cơ Tơ ngày nay – phần nước vào tận tỉnh Hải Dương ngày nay).

Trên thực tế hai nước thực hiện chủ quyền của mình đối với vịnh này từ lâu. Ngày 26/6/1887, chính quyền Pháp (đại diện cho phía Việt Nam) và triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) đã ký Cơng ước về việc hoạch định biên giới vùng nước thuộc hai nước. Cơng ước xác nhận: Vùng nước ở bên này kinh tuyến 105043’E (theo kinh tuyến Paris – tức là kinh tuyến Greenwich – 108003’13”E) và trong đĩ cĩ đảo Bạch Long Vĩ và đảo Cơ Tơ, đảo Lơ Chúc được coi là vùng nước của Pháp.

Tháng 11/1956, hai nước đã thảo luận về nguyên tắc duy trì nguyên trạng đường biên giới do lịch sử để lại. Nguyên tắc này đã được Trung ương Đảng của hai nước xác nhận vào năm 1957 và 1958. Nhưng năm 1974, Trung Quốc tuyên bố: Kinh tuyến 108003’13”E hồn tồn khơng phải là biên giới biển giữa hai nước và yêu cầu hai bên tạm thời khơng thăm dị tài nguyên ở vùng giữa kinh tuyến 1070 và 1080 và vĩ tuyến 180 đến 200 (vùng này rộng khoảng 240.000km2).

Ngày 12/11/1982, Chính phủ nước ta tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, điểm 3 của tuyên bố nêu rõ: Vịnh Bắc Bộ là vịnh nằm giữa lãnh thổ của hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Điều này hồn tồn phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế.

Hiện nay việc phân định ranh giới trong vịnh giữa hai nước đã được thỏa thuận bằng Hiệp định giữa nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ (Hiệp định được Chính phủ hai nước ký tháng 12 năm 2000 và đến tháng 6 năm 2004 được Quốc hội hai nước phê chuẩn hiệu lực). Theo khoản 2, Điều 1 của Hiệp định thì: Vịnh Bắc Bộ là vịnh nửa kín được bao bọc ở phía Bắc bờ biển bởi lãnh thổ đất liền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phía Đơng bởi bờ biển bán đảo Lơi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía Tây bởi bờ biển đất liền Việt Nam và giới hạn phía Nam bởi đoạn thẳng nối liền từ điểm nhơ ra nhất của mép ngồi cùng của mũi Oanh Ca – đảo Hải Nam Trung Quốc cĩ toạ độ địa lý là vĩ tuyến 18030’19” Bắc, kinh tuyến 108041’17” Đơng, qua đảo Cồn Cỏ của Việt Nam cĩ tọa độ địa lý là vĩ tuyến 16057’40” Bắc và kinh tuyến 107008’42” Đơng.

Đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng. Trong đĩ đường phân định từ điểm 1 đến điểm 9 là biên giới lãnh hải của hai nước trong vịnh Bắc Bộ; đường phân định từ điểm 9 đến điểm 21 là ranh giới giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.

Chương 2: LÃNH HẢI 2.1. Khái niệm về lãnh hải trong luật biển quốc tế.

2.1.1. Khái niệm về lãnh hải.

Lãnh hải là một khái niệm ra đời do quá trình sử dụng, khai thác biển và đại dương; do nhu cầu quản lý, ngăn chặn việc buơn lậu và xâm nhập trái phép vào lãnh thổ đất liền; do bảo vệ nghề cá và quyền lợi của ngư dân, để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên biển của các quốc gia ven biển. Danh từ lãnh hải được tiếp nhận đầu tiên tại Hội nghị pháp điển hĩa luật quốc tế của Liên Hợp Quốc năm 1930 tại La Haye, đĩ là sự kết hợp thành cơng giữa hai từ Lãnh thổ và Biển.

Theo quan điểm của luật quốc tế cấu thành bởi các vùng bề mặt biển phục vụ cho sự thơng thương tự nhiên cũng như các vùng đáy biển và lịng đất dưới đáy biển. Lãnh thổ - đĩ là khoảng khơng gian thuộc một quốc gia và đặt dưới chủ quyền của quốc gia đĩ. Hai khía cạnh đặt trái ngược nhau này được kết hợp trong cùng một khái niệm pháp lý. Nĩ đưa đến bản chất lưỡng cực của lãnh hải, trong đĩ chủ quyền của quốc gia ven biển thống trị và quyền tự do hàng hải trong một số điểu kiện được đảm bảo. Lãnh hải trở thành một vùng biển đệm giữa một bên là lãnh thổ do quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hồn tồn và đầy đủ và bên kia là các quyền tài phán quốc gia ven biển được hạn chế bởi các nguyên tắc tự do trên biển và nguyên tắc di sản chung của nhân loại.

Tại Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về luật pháp biển họp ở Giơnevơ năm 1958 đã ký kết Cơng ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp. Điều I của Cơng ước qui định: “Chủ quyền quốc gia mở rộng phía ngồi lãnh thổ và vùng biển nội địa của nĩ ra một vùng biển giáp với bờ biển gọi là lãnh hải”.

Đến Cơng ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật biển qui định: “Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngồi lãnh thổ và vùng nước nội thủy của mình, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lịng đất dưới đáy của vùng biển này” và “Trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngồi vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền cũng được coi là lãnh hải” và “Ranh giới phía ngồi của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm ở trên đường đĩ cách đường gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải”.

Theo khái niệm về lãnh hải của Cơng ước về luật biển năm 1982, ta thấy:

+ Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc quyền tài phán.

+ Các đảo thuộc về quốc gia ven biển nhưng nằm ngồi phạm vi lãnh hải chung của đất liền cũng cĩ lãnh hải riêng.

+ Thuật ngữ lãnh hải đã được chính thức dùng để chỉ một vùng biển mang nội dung pháp lý chủ quyền lãnh thổ. Do đĩ, các vùng tàu được dùng thường xuyên vào xếp dỡ hàng hĩa và làm khu neo tàu, bình thường nằm hồn tồn hoặc một phần ở ngồi đường ranh giới

phía ngồi của lãnh hải cũng được coi như là bộ phận của lãnh hải. Các bãi cạn lúc chìm, lúc nổi hồn tồn ở khoảng cách vượt quá chiều rộng lãnh hải thì chúng khơng cĩ lãnh hải riêng.

+ Lãnh hải khơng phải là một lãnh thổ thuộc quốc gia ven biển một cách tuyệt đối. Luật quốc tế đã qui định cho quốc gia ven biển danh nghĩa trên một vùng biển tiếp liền với bờ biển của nước đĩ như một phần lãnh thổ của quốc gia ven biển thực hiện quyền lực của mình. Vì vậy, việc đồng hĩa hồn tồn lãnh hải thành lãnh thổ khơng phải là đúng.

+ Chủ quyền dành cho quốc gia ven biển trên lãnh hải khơng phải là tuyệt đối như trên các vùng nước nội thủy, do sự thừa nhận quyền qua lại khơng gây hại của tàu thuyền nước ngồi trong lãnh hải.

Tuy nhiên quốc gia ven biển lại cĩ chủ quyền hồn tồn, tuyệt đối và đầy đủ trong vùng trời bên trên lãnh hải, tại đĩ khơng tồn tại quyền qua lại khơng gây hại cho các phương tiện bay.

2.1.2. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Muốn tính được chiều rộng lãnh hải phải xác định được đường cơ sở. Cĩ hai loại đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải: đường cơ sở thơng thường và đường cơ sở thẳng.

2.1.2.1 Đường cơ sở thơng thường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệp ước đầu tiên nĩi đến đường cơ sở là Hiệp ước Anh - Pháp năm 1839 về đánh cá – ngấn nước thủy triều thấp nhất tạo thành đường cơ sở thơng thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Ngấn nước thủy triều thấp nhất là “đường cắt của bề mặt nước triều khi xuống thấp nhất của bờ biển”. Đường này chạy dọc theo bờ biển hoặc phần đất dốc của bờ, tại đĩ biển lùi xuống mức triều thấp nhất.

Phương pháp đường cơ sở thơng thường liên quan nhiều tới sự thay đổi mực nước biển, tới mực số 0 thủy triều trên các hải đồ. Mực 0 này rất khác nhau giữa các nước và ngay cả giữa các vùng của bờ biển một quốc gia.

Phương pháp này được cơng nhận vào năm 1930 tại Hội nghị pháp điển tại La Haye và được ghi nhận trong điều 5 của Cơng ước Giơnevơ năm 1958 và trở thành nguyên tắc luật tại điều 5 của Cơng ước năm 1982 (phương pháp này khơng cho phép mở rộng các vùng biển và rất khĩ áp dụng đối với các bờ biển khúc khuỷu, phức tạp): “Đường cơ sở thơng thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ cĩ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức thừa nhận”.

2.1.2.2. Đường cơ sở thẳng.

Đường cơ sở thẳng xuất hiện đầu tiên tại vùng biển Na Uy.

Năm 1951, Tịa án quốc tế xử cho Na Uy thắng cuộc trong vụ án ngư trường Anh – Na Uy. Các nguyên tắc áp dụng đường cơ sở thẳng năm 1935 của Na Uy trở thành các tiêu chuẩn mới của luật quốc tế.

Điều 7, Cơng ước 1982 về luật biển đã ghi rõ:

- Ở nơi nào mà bờ biển bị khoét sâu hoặc bị lõm hay cĩ một chuỗi đảo dọc bờ biển gần sát bờ thì phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp cĩ thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

- Ở nơi nào mà bờ biển cực kỳ khơng ổn định vì cĩ một châu thổ và vì các đặc điểm tự nhiên khác, thì các điểm thích hợp cĩ thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước thủy triều thấp nhất nhơ ra xa nhất cĩ dịch vào phía bờ biển, các đường cơ sở vạch ra vẫn cĩ hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi chúng cho phù hợp với Cơng ước.

- Tuyến các đường cơ sở này khơng được đi qua xa hướng chung của bờ biển và phạm vi biển ở bên trong các đường này phải gắn liền với đất liền đến mức để được đặt dưới chế độ nội thủy.

- Các đường cơ sở thẳng khơng được kéo về phía hay xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi, lúc chìm trừ trường hợp ở đây người ta cĩ xây cất các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên ở trên mặt nước, hay trừ trường hợp tuyến các đường cơ sở thẳng kẻ như thế đã được sự cơng nhận chung của quốc tế.

- Trong trường hợp mà phương pháp xác định đường cơ sở được áp dụng ở những chỗ lõm sâu bằng cách nối những đoạn thẳng thích hợp, thì cĩ thể tính đến những lợi ích kinh tế và những tầm quan trọng của những lợi ích đĩ đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng.

- Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng khơng được khiến cho lãnh hải của một số quốc gia khác bị ngăn cách bởi vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia đĩ hay với biển cả. Và:

+ Trong trường hợp những bộ phận đảo cấu tạo bằng san hơ hoặc các đảo cĩ đá ngầm ven bờ bao quanh, thì đường cơ sở thẳng là ngấn nước triều thấp nhất ở bờ phía ngồi cùng của các mỏm đá, như đã được thể hiện trên các bản đồ được quốc gia ven biển chính thức thừa nhận ( Điều 6- Cơng ước 1982).

+ Nếu một con sơng đổ ra biển mà khơng tạo thành vụng thì đường cơ sở là một đường thẳng được kẻ ngang qua cửa sơng nối liền các điểm ngồi cùng của ngấn nước triều thấp nhất ở hai bên bờ sơng ( Điều 9- Cơng ước 1982).

+ Đối với vịnh (mà bờ vịnh thuộc một quốc gia duy nhất) thì khi khoảng cách giữa các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên của một vịnh vượt quá 24 hải lý, thì được kẻ một đoạn đường cơ sở thẳng dài 24 hải lý ở phía trong vịnh sao cho phía trong của nĩ cĩ một diện tích nước tối đa ( Điều 10- Cơng ước 1982).

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 25)