Từ lâu luật pháp hàng hải đã thừa nhận quyền miễn trừ này đối với tàu biển quốc gia. Nhưng thực tế nảy sinh ra rằng: Trong số tàu biển thuộc sở hữu nhà nước nhưng lại làm nhiệm vụ buôn bán thì có được hưởng quyền đó không hay là cũng như tàu biển tư nhân.
+ Phái bênh vực triệt để quyền miễn trừ. + Phái phủ nhận quyền miễn trừ.
1- Quan điểm của phái bênh vực quyền miễn trừ.
* Quan điểm cho rằng: Tàu biển quốc gia thì dù với mục đích buôn bán hay công cộng nó cũng được coi là tài sản thuộc chủ quyền quốc gia và nó phải được hưởng quyền miễn trừ.
* Phái này bao gồm: Các nước XHCN và các nước đang phát triển. Vì các nước này đang có đội tàu buôn chạy tuyến quốc tế là tàu của nhà nước.
Cơ sở pháp lý của quan điểm này là: Dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia mà Hiến chương Liên Hợp Quốc đã ghi rõ “Tổ chức Liên Hợp Quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng tuyệt đối của mọi thành viên”.
Theo nguyên tắc này thì không một quốc gia nào có quyền cao hơn quốc gia khác và quốc gia này không có quyền xét xử một quốc gia khác.
Mà tàu của quốc gia nào đó là một bộ phận nổi di động của lãnh thổ quốc gia có tàu. Thì khi các nước ven biển áp dụng quyền tài phán của mình đối với quôc gia có tàu, tức là đã vi phạm quyền bình đẳng.
- Nguyên tắc chủ quyền quốc gia.
Mỗi quốc gia đều có chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình không một quốc gia nào có quyền xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia khác.
Mà như trên đã nói thì khi nước ven biển áp đặt biện pháp cưỡng chế hay bắt giữ tàu tức là đã vi phạm nguyên tắc chủ quyền quốc gia.
2- Quan điểm của phái phủ nhận quyền miễn trừ.
* Quan điểm của phái này cho rằng tàu nhà nước mà làm nhiệm vụ buôn bán thì cũng như tàu buôn tư nhân tức là có địa vị pháp lý ngang nhau và không được hưởng quyền miễn trừ.
* Phái này bao gồm các nước tư bản và đế quốc chủ nghĩa và đội tàu buôn của các nước này là thuộc quyền sở hữu tư nhân, công ty độc quyền tư nhân, do đó chúng phải cố gắng đánh ngang hàng với tàu buôn quốc gia...
* Cơ sở pháp lý của phái này:
- Dựa vào công ước quốc tế 1923 và điều lệ của hải cảng quốc tế coi tàu buôn quốc gia ngang hàng với tàu buôn tư nhân.
- Công ước Brussel 1926: Cũng đánh ngang hàng tàu buôn tư nhân và nhà nước.
- Công ước Brussel 1934: Nói đến khả năng bắt giữ tàu do chính phủ thuê và được sử dụng vào mục đích buôn bán.
- Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp 1958: Coi tàu buôn thường ngang hàng tàu buôn quốc gia.