Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 106)

1- Khái niệm.

Báo cáo hải sự hay còn gọi là báo cáo tai nạn hàng hải hay báo cáo sự cố hàng hải của tàu biển. Khi xảy ra tai nạn trong quá trình hàng hải thuyền trưởng phải viết báo cáo tai nạn theo đóng quy định của Bộ Giao thông vận tải. Các báo cáo tai nạn hàng hải được thực hiện theo mẫu thống nhất của Bộ Giao thông vận tải quy định, cụ thể:

+ Phụ lục 1: Dùng để báo cáo khẩn cấp ngay khi xảy ra tai nạn;

+ Phụ lục 2: Dùng để báo cáo chi tiết, tức là sau khi tai nạn đã qua, tiếp sau báo cáo khẩn cấp phải có báo cáo chi tiết.

+ Phụ lục 3: Dùng cho báo cáo định kỳ 2- Thực hiện báo cáo tai nạn hàng hải

Các trường hợp tai nạn hàng hải sau đây phải thực hiện báo cáo: a. Tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam.

b. Tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển nước ngoài khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam.

c. Tai nạn hàng hải liên quan đến tàu công vụ, tàu đánh cá, phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ khi hoạt động ở vùng nước cảng biển Việt Nam.

Tùy theo từng loại hình báo cáo mà người làm báo cáo và người nhận báo cáo phải thực hiện như sau:

* Loại báo cáo khẩn cấp:

- Khi xảy ra tai nạn hàng hải thì thuyền trưởng hoặc người có chức vụ cao nhất phải gửi báo cáo khẩn cấp cho Cảng vụ hàng hải nơi gần nhất. Nếu thuyền trưởng không thể thực hiện được thì chủ tàu hoặc đại lý phải thực hiện nhiệm vụ này.

- Cảng vụ hàng hải lập tức chuyển ngay “báo cáo khẩn cấp” cho Cục Hàng Hải Việt Nam và các tổ chức liên quan, như:

+ Công ty Đảm bảo Hàng hải; + Cơ quan quản lý công trình thủy; + Sở Tài nguyên và Môi trường; + Sở Thủy sản;

- Nếu tai nạn hàng hải xảy ra ngoài vùng biển Việt Nam thì thuyền trưởng phải gửi báo cáo khẩn cho Cục Hàng Hải Việt Nam trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn; trường hợp xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng phải báo cáo cho địa diện ngoại giao Việt Nam ở nước ven biển để được hỗ trợ.

- Đối với tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng, Cục Hàng hải Việt Nam phải báo cáo ngay cho Bộ Giao thông vận tải.

- Nếu xảy ra tai nạn trong vùng nước của cảng thì thuyền trưởng phải gửi thông báo trong vòng 24 giờ cho Cảng vụ Hàng hải.

- Nếu tai nạn xảy ra ngoài vùng nước của cảng nhưng trong vùng biển Việt Nam thì thuyền trưởng phải gửi báo cáo trong vòng 24 giờ cho Cảng vụ Hàng hải kể từ khi đến vị trí neo, đậu.

- Nếu tai nạn xảy ra ngoài vùng nước của cảng nhưng trong vùng biển Việt Nam nhưng không vào cảng thì thuyền trưởng phải gửi báo cáo trong vòng 48 giờ cho Cục hàng hải kể từ khi đến cảng ghé đầu tiên.

- Nếu tai nạn xảy ra ngoài vùng biển Việt Nam nhưng có liên quan đến tàu biển Việt Nam thì thuyền trưởng phải gửi báo cáo trong vòng 48 giờ cho Cục Hàng hải kể từ khi đến cảng ghé đầu tiên.

*Loại báo cáo định kỳ:

Nếu tai nạn xảy ra trong vùng biển Việt Nam và có liên quan đến tàu biển Việt Nam thì phải thực hiện báo cáo như sau:

+ Hàng quý chủ tàu phải báo cáo bằng văn bản về tình hình tai nạn hàng hải của tàu mình cho Cục Hàng hải Việt Nam.

+ Hàng tháng, hàng quý Cảng vụ hàng hải phải báo cáo bằng văn bản về tình hình tai nạn hàng hải cho Cục Hàng hải Việt Nam.

+ Hàng quý, hàng năm Cục Hàng hải Việt Nam phải báo cáo bằng văn bản về tình hình tai nạn hàng hải cho Bộ giao thông vận tải.

3- Cơ sở pháp lý:

+ Các công ước quốc tế UNCLOS, SOLAS-74, LoadLine-66, Marpol-73/78. + Bộ quản lý an toàn hàng hải quốc tế.

+ Bộ luật hàng hải Việt Nam, điều 31, mục 5, chương 2 đã qui định về điều tra tai nạn hàng hải.

+ Quyết định số 48/2005/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 30/09/2005 về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.

(thay thế Quyết định số 2756/2002/QĐ-BGTVT ngày 29/08/2002 và quyết định số 39/QĐ-PC ngày 03/01/1974).

4- Các trường hợp thuyền trưởng sẽ làm báo cáo tai nạn hàng hải: a. Tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng

Tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn gây ra một trong các thiệt hại sau: + Làm chết hoặc mất tích trên 03 người;

+ Gây thường tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của trên 10 người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của trên 06 người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

+ Gây thiệt hại với trị giá trên 1 tỷ đồng về tài sản, vật chất, chi phí cho viẹc sửa chữa, lai dắt, trục vớt, thanh thải phương tiện chìm đắm, chi phí cho việc khắc phục hư hỏng của công trình ngầm dưới nước và trên mặt nước, chi phí khắc phục ách tắc luồng hàng hải, chi phí khắc phục sự cố môi trường;

+ Làm ách tắc luồng hàng hải trên 48 giờ;

+ Gây thiệt hại đồng thời về tính mạng, sức khỏe con người và tài sản, vật chất 2 đến 4 trường hợp được quy định tại loại “Tai nạn hàng hải nghiêm trọng”.

b. Tai nạn hàng hải nghiêm trọng

Tai nạn hàng hải nghiêm trọng là tai nạn gây ra một số các thiệt hại sau: + Làm chết hoặc mất tích từ 1 đến 03 người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 5 đến 10 người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 đến 05 người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

+ Gây thiệt hại với giá trị từ 500.000.000 đến 1 tỷ đồng về tài sản, vật chất, chi phí cho việc sửa chữa, lai dắt, trục vớt, thanh thải phương tiện chìm đắm, chi phí cho việc khắc phục hư hỏng của công trình ngầm dưới nước và trên mặt nước, chi phí khắc phục ách tắc luồng hàng hải, chi phí khắc phục sự cố môi trường;

+ Làm ách tắc luồng hàng hải từ 24 đến 48 giờ; c. Tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng

Tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng là tai nạn không thuộc một trong các trường hợp của hai loại tai nạn trên.

Theo loại hình tai nạn thì có các tai nạn sau: *Tàu bị đắm hay bị mất tích.

*Tàu đâm vào đá ngầm, đâm vào bờ hay bị mắc cạn. *Các tàu thuyền đâm vào nhau.

*Tàu bị cháy hoặc nổ.

*Máy móc hoặc những trang thiết bị quan trọng bị hư hỏng hay bị mất mát làm ảnh hưởng tới việc điều khiển tàu, thuyền.

*Bị thiên tai.

*Tàu thuyền làm hư hại thiết bị công trình, những kiến trúc ngầm dưới nước hay những kiến trúc trên mặt nước.

*Trong khi xếp dỡ hàng hóa trên tàu để xảy ra tai nạn. 5- Ý nghĩa pháp lý.

+ Làm cơ sở cho việc điều tra tai nạn của các cơ quan chức năng.

+ Đây là trách nhiệm của thuyền trưởng đối với chủ tàu cũng như quốc gia do pháp luật quy định mà thuyền trưởng phải thực hiện khi tàu bị tai nạn.

+ Là nguồn tài liệu quan trọng giúp cho các nhà quản lý có số liệu về tai nạn hàng hải từ đó thay đổi pháp luật thể lệ nhằm nâng cao an toàn cho tàu thuyền trên biển.

2.2. Nội dung của báo cáo tai nạn.

Báo cáo hải sự hay báo cáo tai nạn là một văn bản được thuyền trưởng trình bày tỉ mỉ theo mẫu về từng loại tai nạn theo mẫu qui định. Vì vậy hành văn của báo cáo tai nạn mang tính trình bày sự việc hơn là tính pháp lý. Nội dung mang hàm ý báo cáo chứ không phải tố cáo hay kháng cáo cho nên phần kết luận không quy kết trách nhiệm cho ai.

2.2.1. Mẫu báo cáo tai nạn theo Quyết định số 2756/2002/QĐ-BGTVT ngày 29/08/2002 và quyết định số 39/QĐ-PC ngày 03/01/1974.

MẪU SỐ 1: BÁO CÁO VỀ TAI NẠN TÀU THUYỀN

LOẠI TAI NẠN

Gửi cho:... Tên tàu:... Địa điểm làm báo cáo:... Ngày...tháng...năm 200... xảy ra tai nạn.

1. PHẦN CHUNG

1. Những đặc điểm chính của tàu:

a) Tên và loại tàu:...cỡ... b) Cảng đăng ký:...Chủ tàu:... c) Dung lượng:...GRT Trọng tải(DWT)...tấn d) Chiều dài:...m. Chiều rộng:...m e) Loại máy:...Tổng công suất máy chính:...cv f) Loại chân việt:

g) Tàu đóng:...ngày...tháng...năm... h) Khối lượng hàng hóa:

i) Mớn nước của tàu khi rời cảng cuối cùng: - Mũi:

- Lái:

2. Tốc độ của tàu:

a) Máy tới hết:...Hải lý/giờ...vòng/phút b) Máy tới nửa:...Hải lý/giờ...vòng/phút c) Máy tới chậm:...Hải lý/giờ...vòng/phút d) Máy tới thật chậm:...Hải lý/giờ...vòng/phút 3. Bán kính quay trở:

b) Quay sang trái:

4. Trang thiết bị hàng hải: - Vô tuyến tầm phương - Máy đo sâu:

- La bàn điện: - Ra đa:

- Máy ghi hướng tàu: (Ghi rõ trạng thái tốt, xấu) 5. Họ và tên thuyền trưởng: Bằng cấp:

Ngày...tháng...năm ...cấp bằng.

Làm thuyền trưởng từ Ngày...tháng...năm... 6. Họ và tên chức vụ người trực ban:

a) Trên boong:

- Trước khi xảy ra tai nạn: - Khi xảy ra tai nạn: b) Buồng máy:

- Trước khi xảy ra tai nạn: - Khi xảy ra tai nạn:

7. Trong khi xảy ra tai nạn: a) Thuyền trưởng ở vị trí nào:

Từ...giờ...phút, đến...giờ...phút b) Sĩ quan trực ban ở vị trí nào:

Từ...giờ...phút, đến...giờ...phút c) Người quan sát ở vị trí nào:

Từ...giờ...phút, đến...giờ...phút 8. Hướng gió:...độ, cấp gió:...Độ Bô-pho

Hướng dòng chảy:...độ, tốc độ:...Hải lý/giờ Tầm nhìn xa:...Hải lý

Tình trạng mặt biển:

9. Sự thiệt hại của tàu mình: a) Về tài sản:

b) Về người: (Ghi rõ người chết hay bị thương) 10. Ước tính số tiền bị thiệt hại:

11. Sự thiệt hại của tàu đối phương hay các công trình khác: 12. Những nguyên nhân hay khả năng xảy ra tai nạn:

14. Người làm chứng khi bị tai nạn: 15. Diễn tả chi tiết trường hợp tai nạn: (Bằng văn bản kèm theo)

II. TÀU ĐÂM PHẢI NHAU, MẮC PHẢI LƯỚI ĐÁNH CÁ HAY VA PHẢI NHỮNG CÔNG TRÌNH NỔI KHÁC.

1. Đặc điểm của tàu đối phương:

2. Đèn hay dấu hiệu treo trước khi xảy ra tai nạn: a) Trên tàu của mình:

b)Trên tàu đối phương: 3. Có sử dụng ra đa không:

Tàu của mình từ...giờ...phút, đến...giờ...phút 4. Có dùng vô tuyến đàm thoại để tránh tai nạn hay khi cấp cứu không? 5. Phát hiện tàu đi đổi hướng:

a) Bằng mắt thường: - Hướng: - Khoảng cách:...hải lý - Lúc:...giờ...phút b) Bằng âm hiệu: - Hướng: - Lúc:...giờ...phút c) Bằng ra đa: - Hướng: - Khoảng cách:...hải lý - Lúc:...giờ...phút

6. Tàu mình bắt đầu kéo âm hiệu sương mù lúc:...giờ...phút, loại âm hiệu: 7. Những âm hiệu khác của tàu đối phương, tàu mình:

a) Tàu đối phương:

- Từ lúc:...giờ...phút, - Loại âm hiệu:

b) Tàu mình:

- Từ lúc:...giờ...phút, - Loại âm hiệu:

8. Hướng và tốc độ tàu mình từng thời gian:

a) Trước khi tàu va chạm (những sự thay đổi hướng và tốc độ liên tiếp) + Hướng thực...độ lúc...giờ...phút, tốc độ...hải lý/ giờ + Hướng thực...độ lúc...giờ...phút, tốc độ...hải lý/ giờ b) Khi tàu va chạm ( những sự thay đổi hướng và tốc độ liên tiếp)

+ Hướng thực...độ lúc...giờ...phút, tốc độ...hải lý/ giờ + Hướng thực...độ lúc...giờ...phút, tốc độ...hải lý/ giờ 9. Trớn và thời gian để tàu dừng lại khi sử dụng máy “chạy lùi hết” a) Khi đang chạy: “tới hết”...m,...phút...giây

b) Khi đang chạy: “tới nửa máy”...m,...phút...giây a) Khi đang chạy: “tới chậm”...m,...phút...giây a) Khi đang chạy: “tới thật chậm”...m,...phút...giây 10. Hướng và tốc độ của tàu đổi hướng khi sắp bắt đầu va chạm: a) Trước khi va chạm: Hướng...độ, tốc độ:...hải lý/giờ

Khi điều động lần đầu tiên để tránh va chạm, khoảng cách là...hải lý b) Trong khi va chạm: Hướng...độ, tốc độ:...hải lý/giờ

11. Góc va chạm: ( biểu thị bằng hình vẽ)

12. Xử lý của tàu đối phương sau khi tai nạn xảy ra:

13. Lưới vét tính từ mạn tàu khi xảy ra va chạm có chiều dài:...m 14. Trong lúc xảy ra tai nạn có tàu nào đậu cạnh đó hoặc ở trong khu vực đó: a) Tên tàu:...Khoảng cách:...m b) Tên tàu:...Khoảng cách:...m c) Tên tàu:...Khoảng cách:...m

15. Tiêu điểm của tàu đối phương khi phát hiện trên màn ảnh rada có rõ ràng không (kèm theo sơ đồ rada)

a) Tiêu điểm của đối phương trên màn ảnh rada b) Vẽ sơ đồ của màn ảnh rada

III. TÀU LÊN CẠN

1. Xác định vị trí lần cuối cùng trước khi tàu lên cạn a) Vị trí: φ= ...độ, λ=...độ b) ...giờ,...phút

c) Tốc độ kế chỉ:...

2. Thời gian: Hướng, tốc độ của tàu mình thay đổi sau khi xác định vị trí lần cuối cùng: + Hướng thực...độ, lúc...giờ...phút, tốc độ...hải lý/giờ

+ Hướng thực...độ, lúc...giờ...phút, tốc độ...hải lý/giờ

3. Có dùng rada không....giờ....phút, đến....giờ...phút; có kẻ hướng đi bằng rada không 4. Hải đăng, phao tiêu và âm hiệu:

a) Trước khi xảy ra tai nạn, hải đăng hay phao tiêu phát hiện lần đầu tiên bằng mắt thường: - Lúc:...giờ...phút. –Hướng:...độ. – Khoảng cách:...hải lý

b) Âm hiệu sa mù:

- Lúc:...giờ...phút.– Hướng:...độ.– Khoảng cách:...hải lý 5. Kết quả đo sâu của tàu mình trong từng thời gian, trước khi xảy ra tai nạn

- Lúc:...giờ...phút, chiều sâu...m

6. Kết quả đo sâu của tàu mình trong từng thời gian, sau khi xảy ra tai nạn

- Lúc:...giờ...phút, chiều sâu...m( kèm theo sơ đồ đo sâu xung quanh tàu mình) 7. Khi bắt đầu chạm vào cạn

+ Hướng thực...độ, tốc độ...hải lý/giờ, tàu cứu đến lúc...giờ...phút, tên tàu cứu. IV. VA CHẠM VÀO CÁC CÔNG TRÌNH

1. Tốc độ của tàu:

a) Khi có nguy cơ va chạm, lúc...giờ...phút, tốc độ...hải lý/giờ b) Khi bị va chạm, lúc...giờ...phút, tốc độ...hải lý/giờ

2. Hướng đi của tàu...độ và góc độ tới mục tiêu...độ 3. Giờ ghi tại buồng máy khi thay đổi tốc độ:

- Lúc...giờ...phút, tốc độ máy...vòng/phút 4. Có dùng tàu kéo không:...tên tàu kéo:... 5. Phương pháp lai dắt:

a) Vị trí buộc dây của tàu mình:... b) Chiều dài của dây lai:

V. TAI NẠN VỀ NGƯỜI TRONG KHI LÀM VIỆC 1. Bị chết hoặc bị thương:

a) Họ tên:...,tuổi:...,chỗ ở:..., chức vụ:... b)Đảm nhiệm chức vụ:... từ ngày:...tháng...năm... c) Đã có lần nào bị tai nạn chưa:...loại tai nạn:...

2. Nơi hay vị trí xảy ra tai nạn trên tàu:

3. Diễn tả lại do những dụng cụ gì trong khi sử dụng đã xảy ra tai nạn: 4. Tình trạng kỹ thuật của những trang thiết bị trên:

5. Người kiểm tra thiết bị trước khi xảy ra tai nạn: - Họ tên:...tuổi:... Chức vụ:...

- Giấy chứng nhận có giá trị từ ngày...tháng...năm... 6. Ánh sáng nơi xảy ra tai nạn ( Thiên nhiên hay đèn: thiếu, mờ, tốt....) 7. Giấy sức khỏe của người bị tai nạn: cơ quan cấp, ngày cấp...

8. Tình trạng sức khỏe khi bị tai nạn:

9. Người chỉ đạo trực tiếp nơi xảy ra tai nạn: Họ tên, chức vụ: 10. Sự cứu trợ đầu tiên khi xảy ra tai nạn:

- Lúc...giờ...phút, vị trí:...người cứu trợ:...biện pháp: 11. Hiện trường xung quanh nơi xảy ra tai nạn:

12. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn:

Diễn tả sơ qua những đặc điểm của máy hay những trang thiết bị hư hỏng, phác họa những tiến trình của tai nạn, khi có mặt của sĩ quan trực ca hay được sự góp ý kiến của máy trưởng. Trình bày trên văn bản riêng vào bộ nêu lên nguyên nhân xảy ra tai nạn. Kèm theo các bản báo cáo và tài liệu sau:

1. Hải đồ, vở nháp, sổ ghi điều động (boong, máy), bản ghi hướng đi của tàu, độ sâu. 2. Sao chép những điều đã ghi trong nhật ký hàng hải

3. Chứng nhận của hoa tiêu nếu có liên quan 4. Sơ đồ quá trình xảy ra tai nạn

5. Sơ đồ diễn tả sự thiệt hại và vị trí xảy ra tai nạn 6. Ảnh chụp hiện trường

7. Bản sao biên bản của người bị nạn và chứng nhận của y tế. 8. Sao chép biên bản có liên quan tới các cơ quan hữu quan. 9 Chứng nhận của thuyền viên.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)