Trách nhiệm của thuyền trưởng khi sử dụng hoa tiêu

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 73)

1-Khi hoa tiêu lên tàu, thuyền trưởng cĩ trách nhiệm đưa đĩn hoa tiêu đảm bảo an tồn cho hoa tiêu, bố trí ăn, nghỉ cho hoa tiêu và chịu mọi chi phí tổn cho đến khi hoa tiêu trở về nới xuất phát.

2-Thuyền trưởng phải cung cấp cho hoa tiêu tất cả những đặc điểm và tính năng của tàu cĩ liên quan tới quá trình điều khiển tàu an tồn. Cụ thể:

- Chiều dài, chiều rộng, mớn nước, trọng tải.

- Khả năng ăn lái, thời gian bẻ lái từ mạn này sang mạn kia. - Tốc độ tàu theo từng chế độ máy.

- Trớn tới, trớn lùi theo chế độ máy.

3- Sự cĩ mặt của hoa tiêu khơng miễn trừ trách nhiệm của thuyền trưởng vì vậy thuyền trưởng cần phải luơn luơn cĩ mặt trên buồng lái theo dõi hành động của hoa tiêu và sự hành trình của tàu. Trường hợp hoa tiêu cĩ hành động khơng phù hợp thì thuyền trưởng phải cĩ hành động dứt khốt và kịp thời đình chỉ việc làm của hoa tiêu: Báo cho cơ quan hoa tiêu thay đổi hoa tiêu hoặc tự mình điều khiển tàu.

4- Thuyền trưởng cĩ quyền yêu cầu hoa tiêu cung cấp cho mình về những điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu để cĩ thể phối hợp đảm bảo an tồn cho tàu.

5- Thuyền trưởng cĩ quyền ghi nhận xét về nghiệp vụ hoa và tinh thần trách nhiệm của tiêu và mức độ hồn thành nhiệm vụ của hoa tiêu vào giấy chứng nhận của hoa tiêu.

7.2.4 Một số chú ý:

1- Trong mọi trường hợp nếu xét thấy cần thiết cho sự an tồn của tàu thì thuyền trưởng nên yêu cầu sự phục vụ của hoa tiêu

2- Hoa tiêu chỉ là người am hiểu về một vùng nước nhất định về đặc điểm của vùng nước mà khơng thể am hiểu về con tàu bằng chính thuyền trưởng. Cho nên trong mọi lúc, mọi nơi thuyền trưởng khơng được hồn tồn dựa vào hoa tiêu trong quá trình dẫn tàu mà phải thường xuyên cĩ mặt trên buồng lái sẵn sàng biện pháp xử lý kịp thời các bất trắc xảy ra.

3- Hoa tiêu chỉ là người trợ lý của thuyền trưởng trong khâu điều động tàu do đĩ khi cĩ tổn thất do lỗi lầm của hoa tiêu thì thuyền trưởng và chủ tàu phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất đĩ. Hoa tiêu chỉ chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự về lỗi của mình.

4- Tàu thuyền ra vào cảng sử dụng hoa tiêu phải trả phí hoa tiêu theo quy định. 7.3. Sự phục vụ lai dắt

7.3.1. Khái niệm – lý do – phân loại lai dắt

Theo pháp luật hàng hải thì khái niệm lai dắt trên biển được hiểu là tất cả những hoạt động cĩ tên sau:

- Tác nghiệp kéo hay đẩy tàu.

- Làm xê dịch hay giữ tàu đứng yên tại một vị trí xác định trên mặt nước tự do. - Quan tâm hỗ trợ đến tàu hay phương tiện nổi khác trong quá trình điều động.

- Hoặc yêu cầu sự cĩ mặt của tàu lai trong tình trạng luơn luơn sẵn sàng bên cạnh tàu (hay phương tiện nổi) của mình để nhằm giúp đỡ kịp thời khi cần thiết.

- Việc lai dắt cịn được thực hiện bằng những thao tác, hỗ trợ dịch chuyển trong cảng, sự lai dắt tàu và các đối tượng khác giữa các cảng, những tàu khơng cĩ khả năng tự di chuyển. Sự lai dắt cũng được sử dụng để giúp đỡ các tàu vừa trải qua tai nạn, dẫn tàu trong điều kiện bằng hoặc những nguy hiểm khác.

- Đối với các tàu đánh cá, việc lai dắt cịn được thực hiện bằng những thao tác hỗ trợ dịch chuyển trong quá trình khai thác, khi di chuyển giữa các vùng khai thác vv.

2. Lý do của việc phục vụ lai dắt tàu trên biển

+ Lý do của việc phục vụ lai dắt tàu trên biển cĩ thể là do sự thận trọng của thuyền trưởng nhằm đảm bảo an tồn cho cơng trình thiết bị ven bờ hay ở vùng biển mà tàu đi qua.

+ Một lý do khác, cĩ thể là yếu tố kỹ thuật như hỏng máy, hỏng lái, chân vịt hay phương tiện khơng tự hành, buộc tàu phải sử dụng lai dắt.

+ Cũng cĩ thể là do luật lệ của quốc gia ven biển, của một vùng nước bắt buộc tàu phải sử dụng lai dắt nhằm đảm bảo an ninh và an tồn hàng hải cho địa phương.

Căn cứ quan trọng để giải quyết mối quan hệ pháp luật trong lai dắt hàng hải là hợp đồng lai dắt. Theo hợp đồng lai dắt hàng hải này thì chủ tàu sẽ được nhận tiền cơng lai dắt tàu hoặc đối tưởng nổi khác trên một khoảng cách xác định hoặc trong một thời gian nhất định hoặc là để thực hiện một khâu điều động tàu.

Mục đích chính của lai dắt trên biển cũng cĩ thể là việc dẫn tàu hay đối tượng nổi khác đến một vị trí phù hợp hoặc là đưa nĩ ra khỏi một tình trạng tương ứng (Ví dụ, tàu đang bị giữ chặt trong băng).

Hợp đồng lai dắt hàng hải thuộc loại hợp đồng kinh tế và được lập ra theo sự thoả thuận của hai bên, tàu lai và tàu bị lai. Hợp đồng lai dắt hàng hải cĩ thể ký kết bằng văn bản nhưng cũng cĩ thể bằng miệng. Giá trị tài chính của hợp đồng được xác định bằng bản kê khai riêng và phụ thuộc vào đối tượng, khoảng cách, thời gian chi phí cho quá trình lai dắt.

Trong ngành hàng hải thế giới người ta phân chia lai dắt hàng hải theo 3 loại như sau:

- Trường hợp I: Lai dắt trong vùng nước thuộc cảng, như trường hợp giúp đỡ tàu ra vào cầu, quay trở. Đặc điểm của trường hợp này là cĩ thể một hay nhiều tàu lại phục vụ một tàu bị lai.

- Trường hợp II: Lai dắt giữa các cảng, lai dắt đường dài. Đặc điểm của trường hợp này là một tàu cĩ thể phục vụ một hay nhiều tàu bị lai.

7.3.2. Trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng lai dắt hàng hải.

1- Quyền chỉ huy.

Để thực hiện quá trình lai dắt cĩ hiểu quả cần phải thiết lập quan hệ giữa người chỉ huy và người được chỉ huy trong tập thể các thuyền trưởng tham gia lai dắt. Theo quy định của luật pháp quốc tế và quốc gia thì các bên tham gia trong hợp đồng lai dắt trên biển phải thoả thuận trong hợp đồng về người cĩ quyền chỉ huy tập thể lai dắt, nếu khơng cĩ sự thoả thuận, thì quyền chỉ huy được xác định theo tập quán hàng hải.

Trường hợp I: Theo tập quán hàng hải thì khi lai dắt trong cảng thì quyền chỉ huy trưởng thuộc về thuyền trưởng tàu bị lai. Lý do của vấn đề này là ở chỗ tàu bị lai thường là những tàu lớn cần phải được các tàu lai hỗ trợ trong việc tạo nên sức đẩy xê dịch để tàu quay trở hoặc ra vào cảng an tồn. Vì thế, thuyền trưởng tàu bị lai mới đủ trình độ hiểu biết về tàu bị lai, về sự an tồn cho cả tập thể lai dắt.

Trường hợp II: Khi lai dắt từ cảng này tới cảng khác hay là lai dắt trên đường dài thì quyền chỉ huy thường thuộc về thuyền trưởng tàu lai. Lý do của vấn đề này là ở chỗ, thuyền trưởng tàu lai là người cĩ kinh nghiệm và am hiểu về vùng nước mà đồn tàu lai dắt sẽ đi qua, vì vậy nĩ sẽ lường trước được những bất trắc cĩ thể xảy ra và cĩ biện pháp phịng ngừa thích đáng. Khi đĩ trách nhiệm của thuyền trưởng tàu lai là phải chọn đường đi an tồn, kinh tế và thuận lợi cho các đồn tàu lai dắt, đồng thời thường xuyên quan sát theo dõi và đảm bảo tốt sự liên lạc với tàu bị lai, kịp thời áp dụng các biện pháp đảm bảo an tồn cho đồn tàu lai dắt. Thuyền trưởng tàu bị lai hoặc những người trên tàu bị lai phải thường xuyên theo dõi sự hành trình, chú ý những mệnh lệnh phát ra từ tàu lai và thực hiện tốt.

Cần phải nhớ rằng, khi nhận thấy cĩ nguy cơ đe doạ sự an tồn của tàu mình thì khơng nên chờ đợi mệnh lệnh của thuyền trưởng tàu lai mà phải tự áp dụng các biện pháp cần thiết để tránh hiểm hoạ trước mắt, đồng thời thơng báo cho tàu lai biết.

2-Trách nhiệm của tàu bị lai

Trong trường hợp I:

+ Trách nhiệm của thuyền trưởng tàu bị lai là phải cân nhắc thận trọng các điều kiện cụ thể để đưa ra biện pháp kỹ thuật đảm bảo cho quá trình lai dắt thực hiện an tồn và hiệu quả.

+ Thuyền trưởng tàu bị lai phải lưu ý đến sự an tồn cho cả tàu mình và các tàu lai. + Thường xuyên thơng báo kịp thời những nguy hiểm cĩ thể xảy ra cho tàu lai mà nhiều khi bản thân thuyền trưởng những tàu này khơng biết.

+ Những mệnh lệnh của thuyền trưởng tàu bị lai phát ra phải rõ ràng, dứt khốt, tránh nhầm lẫn giúp các tàu lai nhận biết và thực hiện những mệnh lệnh đĩ cĩ hiệu quả.

Trường hợp II:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh nhận được từ tàu lai. + Phải thường xuyên theo dõi sự hành trình của cả đồn tàu.

+ Khi nhận thấy cĩ nguy cơ nguy hiểm cho tàu mình thì khơng nên chờ đợi mệnh lệnh mà phải tự mình đưa ra các biện pháp phù hợp để tránh tai nạn, thậm chí phải chặt bỏ dây lai.

3-Trách nhiệm của thuyền trưởng tàu lai.

Trong trường hợp I:

+ Tàu lai hoặc các tàu lại đĩng vai trị của người bị chỉ huy.

+ Trách nhiệm của các thuyền trưởng tàu lai là thường xuyên chú ý lắng nghe mệnh lệnh được phát đi từ thuyền trưởng tàu bị lai và thi hành mệnh lệnh đĩ một cách chính xác, kịp thời.

+ Cần nhớ rằng tàu lại khơng được từ chối việc lai dắt khi đã bắt đầu nếu như khơng cĩ những lý do quan trọng đến mức tàu lai khơng thể tiếp tục cơng việc lai dắt.

Trường hợp II:

Tàu lai phải chọn hướng đi an tồn thích hợp cho cả đồn tàu đồng thời thường xuyên quan sát và đảm bảo tốt sự liên lạc với tàu bị lai.

7.3.3. Những chú ý khi phục vụ lai dắt.

Chủ tàu cĩ thuyền trưởng giữ quyền chỉ huy trong đồn lai dắt phải chịu trách nhiệm (Phù hợp với điều 182 của bộ luật hàng hải Việt Nam-2005) về các tổn thất gây ra cho tàu, người và hàng hố, tài sản trên tàu của tập thể lai dắt nếu khơng chứng minh được rằng các tổn thất đĩ xảy ra ngồi phạm vi trách nhiệm của mình. Các tàu dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng tàu khác khơng được miễn trách nhiệm quan tâm đến sự an tồn chung của tập thể lai dắt và an tồn hàng hải. Chủ tàu của các tàu bị chỉ huy phải chịu trách nhiệm về các tổn thất đối với tàu, người, hàng hố và tài sản trên tàu của các thành viên khác nếu tổn thất đĩ do lỗi của tàu mình gây ra.

Trong hợp đồng lai dắt thường được các bên thoả thuận về trách nhiệm đối với các thiệt hại về tài sản, ví dụ như người chủ tàu bị lai chịu trách nhiệm:

- Đối với các thiệt hại phát sinh cĩ liên quan đến sự đưa đối tượng lai dắt khơng đúng thời gian quy định.

- Đối với những thiệt hại phát sinh bởi lỗi của nĩ liên quan đến sự ngưng trệ, chậm trễ trong việc nhận đối tượng lai dắt ở địa điểm quy định.

- Đối với sự nộp tiền khơng đúng thời hạn của hợp đồng.

Người lai dắt chịu trách nhiệm đối với thiệt hại của đối tượng bị lai nếu thiệt hại là do lỗi của tàu kéo vì sự lơ đễnh, sơ suất hoặc lỗi của thuyền trưởng và thuyền viên về sự cẩu thả. Người lai dắt được miễn khỏi trách nhiệm vì những khuyết tật tiềm ẩn của tàu nếu chứng tỏ rằng chúng khơng thể được bộc lộ ra để cĩ sự bảo quản cần thiết.

Người lai dắt khơng chịu trách niệm về sự chậm trễ lai dắt liên quan tới thời tiết xấu hoặc sự chờ đợi dự báo thời tiết thuận lợi, sự tác động của lực bất khả kháng hoặc các hồn cảnh khác khơng phục thuộc vào thuyền trưởng tàu kéo.

Tranh chấp hợp đồng lai dắt hàng hải được trọng tài hoặc tồ án giải quyết theo thời hạn khiếu nại về việc thực hiện hợp đồng lai dắt hàng hải là hai năm, tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lai dắt (điều 183 bộ Luật hàng hải Việt Nam).

Chương 8: NGUYÊN TẮC XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ TRÊN BIỂN 8.1. Khái niệm về sự cố và tai nạn hàng hải

- Tai nạn là sự việc bất ngờ xảy ra và gây tổn thất lớn cho con người;

- Sự cố là hiện tượng bất thường và khơng hay xảy ra trong một quá trình hoạt động

nào đĩ. 0 20 40 60 80 100 1st Qtr2nd Qtr3rd Qtr4th Qtr East West North

Sơ đồ về mối quan hệ giữa tai nạn và sự cố

Qua phân tích báo cáo tai nạn, người ta rút ra mối quan hệ giữa sự cố và tai nạn về tính chất nghiêm trọng theo tỷ lệ: 1/10/30/60, như sơ đồ trên.

Theo SOLAS 1974, trong hàng hải cĩ các loại tai nạn sau: 1. Tai nạn đâm va;

2. Chìm; 3. Cháy; 4. Nổ; 5. Mắc Cạn; 6. Lật.

Theo IMO ( được thơng qua ngày 27/11/1997) thì tai nạn hàng hải là những sự việc gây ra hậu quả sau:

1. Tử vong hoặc tổn thương cho con người do hoặc liên quan đến vận hành, khai thác tàu biển; 1 Tổn thương lớn 10 Tổn thương nhỏ 30 Hư hỏng vật chất 600

Sự cố khơng thấy sự thiệt hại rõ ràng

2. Mất tích người do hoặc liên quan đến vận hành, khai thác tàu biển; 3. Mất tích tàu hoặc bỏ tàu;

4. Tàu bị hư hỏng về vật chất;

5. Tàu bị mắc cạn hoặc mất khả năng hoạt động hoặc do đâm va.

6. Tàu bị hư hỏng về vật chất do hoặc liên quan đến vận hành, khai thác tàu biển; 7. Thiệt hại mơi trường do bị hư hỏng hoặc liên quan đến vận hành, khai thác tàu biển; Theo bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005, thì:

Tai nạn do đâm va hoặc các sự cố cĩ liên quan đến tàu biển gây hậu quả chết người, mất tích, bị thương, thiệt hại đối với hàng hố, hành lý, tài sản trên tàu biển, cảng biển và cơng trình, thiết bị khác, làm cho tàu biển bị hư hỏng, chìm đắm, phá huỷ, cháy, mắc cạn hoặc gây ơ nhiễm mơi trường.

8.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn va chạm tàu thuyền

8.2.1. Khái quát chung

* Thế nào là tai nạn đâm va?

- Tai nạn đâm va là tai nạn xảy sự va chạm vật chất giữa các tàu thuyền trong đĩ cĩ một tàu là tàu biển.

+ Tàu thuyền ở đây phải hiểu theo định nghĩa của Quy tắc phịng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển 1972.

+ Cĩ thể 2 tàu hoặc nhiều tàu cùng tham gia đâm va, cĩ thể đâm va trên sơng hay trên biển mà trong đĩ ít nhất phải cĩ một tàu là tàu biển.

- Theo tập quán hàng hải thì cần phải hiểu tàu này đâm vào day neo tàu kia làm đứt dây neo và gây trơi dạt dẫn đến hậu quả hư hỏng đối với tàu khác thì vẫn coi đĩ là tai nạn va chạm tàu. Vì rằng neo được coi là bộ phận khơng thể tách khỏi của tàu.

- Khi khơng cĩ sự đâm va trực tiếp nhưng tàu này cĩ thể gây hại cho tàu kia thì vẫn coi là tai nạn đâm va giữa các tàu đĩ. Ví dụ, tàu A chạy mạnh tạo sĩng lớn làm cho tàu B đang đậu ở cầu bị va đập vào cảng dẫn đến chìm thì vẫn coi là tàu A đã gây va chạm với tàu B.

Tàu A va chạm với tàu B nhưng kết quả làm cho tàu C ở cạnh đĩ bị thiệt hại thì vẫn coi là 3 tàu đâm va nhau.

* Hậu quả của tai nạn:

- Gây hư hỏng vỏ tàu, máy mĩc thiết bị. - Gây tai nạn cho người bị thương hay bị chết. - Gây hư hỏng hàng hố, tài sản.

- Gây chìm tàu.

Kết quả điều tra tai nạn tàu cá trong 10 năm (1980-1989) cĩ 5850 tàu bị nạn thì cĩ

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)