Bản chất pháp lý và phân chia tổn thất chung

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 91)

8.4.3.1. Bản chất pháp lý.

Nhiều chuyên gia cho rằng tổn thất chung thành lập theo nguyên tắc của hội các chủ tàu, bảo hiểm, chủ hàng v.v.. về sự thiệt hại chung, nhằm ngăn cản nhiều khả năng bắt buộc người khác thanh toán, yêu cầu sự công bằng, thỏa thuận, lợi ích chung hợp đồng, sự ủy quyền, ủy nhiệm lẫn nhau v.v..

Không coi là một hành động phạm tội nếu hành động được thực hiện trong hoàn cảnh cực kỳ cần thiết, điều đó có nghĩa, để ngăn ngừa sự nguy hiểm mà sự nguy hiểm ở trong hoàn cảnh này không thể ngăn ngừa bằng những phương pháp khác, và nếu gây ra điều hại thì các giá trị nhỏ hơn so với điều hại đã bị ngăn ngừa.

8.4.3.2. Phân chia tổn thất chung.

Nguyên tắc chung:

Khi tổn thất chung chủ tàu hành động hợp lý không chỉ vì lợi ích của mình mà còn vì lợi ích của chủ hàng và chủ cước phí. Vì vậy thiệt hại được phân chia giữa các bên chủ tàu, chủ hàng và chủ cước phí tỷ lệ với giá trị của chúng. Điều 214 bộ Luật hàng hải Việt Nam qui định tổn thất chung được phân bố theo tỷ lệ tương ứng với giá trị của tàu, hàng hóa, tiền cước vận chuyển, tiền công vận chuyển hành khách ở nơi và thời điểm mà tàu ghé vào lánh nạn sau khi xảy ra tổn thất chung. Tổn thất chung cũng được phân bổ ngay cả khi đã phải hi sinh tàu hoặc hàng hóa mà không đạt được hiệu quả mong muốn.

Để xác định tổn thất chung, tính toán tỷ lệ tổn thất chung, xác định giá trị tài sản tham gia tổn thất chung và lập biên bản gồm các chuyên gia lành nghề gọi là người giám định tai nạn.

Nhân viên giám định tiến hành thực hiện theo chức năng của nó đã được ủy quyền theo đơn đề nghị của những người quan tâm là những nguồn chú trọng trường hợp qui định và người bảo hiểm tài sản tham gia trong tổn chung này. Người giám định này cần phải dựa vào tài liệu, kháng nghị đã công bố, dẫn ra những quy định đã được trình bày về dấu hiệu của tổn thất chung trong tai nạn mà bản kháng nghị đã chỉ rõ.

Trong quá trình lập biên bản phát sinh vấn đề yêu cầu giải quyết về mặt hiểu biết trong lĩnh vực chuyên môn (trang bị tàu, cấu trúc tàu, đánh cá v.v..) liên quan đến sửa chữa tàu biển, xác định giá trị tài sản đã tham gia tổn thất chung và những vấn đề khác thì người giám định có quyền quyết định về việc kiểm tra, khám nghiệm.

Việc phân chia tổn thất được thực hiện bằng nhân viên phân bổ tổn thất chung trên cơ sở của Luật hàng hải Việt Nam và qui tắc York- Antwerp 1974. Tổn thất chung được phân bổ giữa tàu, hàng hóa, cước phí theo tỷ lệ với giá trị của chúng.

Các bước phân chia tổn thất chung:

Bước 1: Tính toán “Tư bản có”

Giá trị tổn thất chung bao gồm hi sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung, gọi là “Tư bản có” (Tc). Bao gồm:

+ Hi sinh tổn thất chung (Tc1) là những thiệt hại thực tế về vật chất như hàng hóa, tàu bị hư hỏng, cước phí bị mất đi trong quá trình tai nạn được thừa nhận là tổn thất chung.

+ Chi phí tổn thất chung (Tc2) là những khoản chi nhằm đảm bảo an toàn cho tàu và được tính vào tổn thất chung như chi phí cứu trợ, chi phí đưa tàu vào cảng lánh nạn...

Bước 2: Xác định “Tư bản bồi thường” (TBT).

Giá trị tài sản tham gia công tác hàng hải phải chịu tổn thất chung gọi là “Tư bản bồi thường” (TBT). Giá trị này được tính bằng tổng giá trị tài sản tham gia vào tổn thất chung và có giá trị bằng tổng của giá trị hi sinh tổn thất chung (Tc1) và giá trị của các bên tại thời điểm kết thúc chuyến đi (TKT).

Bước 3: Xác định tỷ lệ đóng góp.

Tỷ lệ đóng góp Kđg là tỷ số giữa giá trị tổn thất chung và giá trị t bản bồi thường. Kđg = Tc/TBT

Bước 4: Xác định giá trị đóng góp của từng bên vào tổn thất chung:

Giá trị đóng góp tổn thất chung của mỗi bên được tính bằng tích số giữa tỷ lệ đóng góp và giá trị t bản bồi thường của từng bên.

Giá trị đóng góp của tàu Tđgtàu = Kđg * TBttàu Giá trị đóng góp của hàng Tđhàng= Kđg * TBThàng Giá trị đóng góp của cước Tđcước= Kđg * TBTcước Bước 5: Cân bằng thanh toán.

So sánh giá trị mỗi bên đã đóng góp với giá trị

Sau đây là ví dụ về tính toán phân chia tổn thất chung: * Tổn thất chung về tàu:

- Sửa máy tàu bị hỏng do chạy lùi đưa tàu rời bãi cạn: 2.500.000 đồng - Chi phí dỡ hàng, chứa tạm ở xà lan, xếp lại hàng lên tàu: 1.000.000 đồng

- Chi phí thuê tàu kéo: 11.500.000 đồng

Tổng (1): 15.000.000 đồng

* Tổn thất chung về hàng hóa

- Hàng hóa bị ném xuống biển để làm nhẹ tàu: 5.000.000 đồng

- Hàng bị hư hỏng trong lúc xếp dỡ xuống xà lan và xếp lại lên tàu 1.000.000 đồng

Tổng (2): 6.000.000 đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng cộng TTC(1+2): 21.000.000 đồng

Giá trị chiếc tàu tại bến đến: 67.800.000 đ

Tbttàu(3)= 70.000.000 đ

Trị giá hàng hóa tại cảng đến: 134.000.000 đ

Hay hy sinh TTC của hàng: 6.000.000 đ

Tbthàng(4)= 140.000.000 đ

* Giá trị tư bản bồi thường (3+4): 70.000.000 + 140.000.000 = 210.000.000 * Hệ số đóng góp tổn thất chung: Kđg = 1.000.000/210.000.000 = 10% * Phân bổ giá trị đóng góp:

- Chủ tàu: 70.000.000 x 10% = 7.000.000 đ - Chủ hàng: 140.000.000 x 10% = 14.000.000 đ * Thanh toán bồi thường TTC:

- Chủ hàng đã đóng góp thực tế trong tai nạn là 15.000.000đ vượt so với mức phải đóng góp (7.000.000đ) nên được nhận về 8.000.000đ.

- Chủ hàng chỉ mới đóng góp thực tế là 6.000.000đ thấp hơn mức phải đóng góp (14.000.000đ) nên phải bỏ ra 8.000.000đ.

Trình tự phân chia tổn thất chung từ sự thiệt hại hư hỏng của tàu, máy hoặc phụ tùng của nó được xác định bằng giá trị thực tế của việc sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế các bộ phận nhưng không thể vượt quá giá trị thông thường của việc sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế các bộ phận.

Trường hợp thiệt hại thực tế hoặc toàn bộ cấu trúc của tàu số tiền được tính trong tính chất bồi thường tổn thất chung được tính toán kết quả từ giá trị cuối cùng của tàu ở trạng thái chưa hư hỏng, trừ ra từ giá trị sửa chữa hư hỏng thông thường của nó không áp dụng vào tổn thất chung.

Thiệt hại hàng hóa được xác định phù hợp với giá trị của hàng hóa theo giá cả ở cảng dự định làm hàng vào ngày cuối cùng dỡ hàng của tàu. Nếu tàu không đi đến cảng dự định làm hàng thì sự bồi thường tổn thất được xác định phù hợp với giá trị hàng theo giá cả ở vùng đậu tàu và vào gày ngừng chuyển đi.

Số tiền chi phí được bồi thường theo tổn thất chung (ngoài tiền lương thực tế và nhu yếu phẩm của thuyền viên, giá trị nhiên liệu và vật tư trang bị chưa bị thay đổi trong thời gian của chuyến đi) được tính 2% lợi ích của các phía.

Phạm vi tiền công của người giám định và người xét nghiệm, người phiên dịch và những nguời khác xác định theo tiền lương.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 91)