Giữa lục địa và đại dương (nền của đại dương) cĩ một vùng trung gian. Cấu tạo địa chất của vùng trung gian này liên quan mật thiết với lục địa, đĩ là “phần kéo dài tự nhiên của lục địa ra biển”. Vùng này tương đối bằng phẳng, càng xa bờ càng sâu và chấm dứt ở một vùng mà về cấu tạo địa chất cĩ những đặc điểm hồn tồn khác với lục địa đánh dấu sự chấm dứt “phần kéo dài tự nhiên của lục địa” và biển.
Phần trung gian nĩi trên được chia làm ba phần: Thềm, dốc và bờ -Vùng này cịn được gọi là lê lục địa hay rìa lục địa. Vùng này cĩ diện tích khoảng 73,6 triệu ki-lơ-mét vùng ( gần bằng 20% diện tích đáy đại dương nĩi chung).
Thềm lục địa: Phần nền lục địa ngập dưới nước với độ dốc thoai thoải ra đến một vùng cĩ độ dốc thay đổi lớn, mức nước sâu trung bình từ 130 – 200 m (cĩ nơi từ 50 -500 m) với chiều dài từ dưới 1km đến 300 km, cĩ nơi đến 500km như thềm lục địa Brazil, Achentina, Úc...).
Dốc lục địa: Phần nằm giữa thềm lục địa và bờ lục địa, phân biệt với thềm lục địa bằng một sự thay đổi độ dốc đột ngột, trung bình khoảng 4-5o , tới 45o . Dốc thường đạt tới độ sâu từ 3000 đến 4000m.
Bờ lục địa: phần tiếp theo của dốc lục địa khi độ dốc thoải trở lại, thường rất nhỏ 0,5o mở rộng từ chân dốc lục địa cho đến khi gặp đáy đại dương, khoảng cách này thường thay đổi từ 50 đến 500km. Vùng bờ lục địa này được tạo thành từ các lớp trầm tích, đơi khi cĩ bề dày hàng chục km.
Bên ngồi rìa lục địa là đáy đại dương đơi khi cĩ độ sâu vượt 600m với các dãy núi đại dương ngầm, các hố sâu tới 11000m.