Thực hiện hợp đồng cứu hộ

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 86 - 87)

Do tính bấp bênh của hợp đồng cứu hộ hàng hải cho nên quá trình thực hiện hợp đồng địi hỏi thuyền trưởng tàu cứu phải hết sức thận trọng.

Việc tiến hành cứu hộ hàng hải khơng phải đạt được kết quả hữu ích mà cịn phải làm thế nào để cho thuyền trưởng tàu bị nạn thỏa mãn kết quả đĩ.

Điểm quan trọng trong quá trình thực hiện cứu trợ là người cứu phải hết sức mẫn cán, phải cân nhắc thận trọng trong từng hành động của mình sao cho khơng gây phương hại đến tàu cứu hoặc phải giảm bớt những thiệt hại ở mức cĩ thể.

Mọi diễn biến của quá trình cấp cứu phải được ghi lại đầy đủ, tỉ mỉ vào nhật ký tàu. Nếu điều kiện cho phép thì cĩ thể lưu lại bằng phim ảnh.

Mọi ý kiến đề xuất, kiến nghị, thay đổi theo yêu cầu thuyền trưởng tàu bị nạn đều phải thể hiện bằng văn bản. Nếu khơng gây nguy hiểm cho tàu mình và trong khả năng cĩ thể thì thuyền trưởng tàu cứu nên đáp ứng những yêu cầu đĩ.

Trong quá trình cấp cứu thuyền trưởng tàu cứu cĩ thể sử dụng tất cả trang thiết bị phương tiện trên tàu mình nhưng đồng thời cĩ quyền sử dụng các thiết bị, máy mĩc trên tàu bị nạn. Tuy nhiên, ý đồ này cĩ được thực hiện hay khơng phải được sự đồng ý của thuyền trưởng tàu bị nạn.

Thuyền trưởng tàu cứu cĩ thể yêu cầu thuyền trưởng tàu bị nạn cung cấp những thơng tin cĩ liên quan đến quá trình cứu nạn như các thơng số của tàu, các yếu tố độ sâu, chất đáy, khí tượng thủy văn... Thuyền trưởng tàu cứu cũng cĩ thể sử dụng hoặc kiểm tra lại số liệu để sử dụng hoặc khơng sử dụng. Mục đích của vấn đề này là nhằm gaimr cơng sức và thời gian cấp cứu nhưng cũng cần phải nhớ rằng trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về thuyền trưởng tàu cứu.

Mọi phương pháp tiến hành cần tranh thủ ý kiến của thuyền trưởng tàu bị nạn nhằm tập trung trí tuệ của cả hai thuyền trưởng để cơng việc cấp cứu dễ dàng đạt kết quả hữu ích nhưng đồng thời cũng tạo nên tình cảm thân thiện giữa người cứu và người được cứu.

Nếu xét thấy cần thiết phải vứt bỏ hàng hĩa, tài sản trên tàu bị nạn thì phải cân nhắc tính tốn thận trọng. Việc làm này chỉ được thực hiện khi được sự đồng ý của thuyền trưởng tàu bị nạn bằng văn bản và nhất thiết phải ghi vào nhật ký tàu.

Trong quá trình thực hiện nếu cần thiết phải thay đổi một số chi tiết trong hợp đồng thì phải cĩ sự thỏa thuận giữa hai thuyền trưởng và đi đến ký kết hợp đồng bổ sung.

Kết quả của quá trình cấp cứu phải được thuyền trưởng hai tàu xác nhận bằng biên bản.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 86 - 87)