Chiều rộng lãnh hải

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 34 - 35)

Vấn đề chiều rộng lãnh hải cĩ lịch sử từ mấy trăm năm trở lại đây, cuộc đấu tranh địi mở rộng chiều rộng lãnh hải càng diễn ra gay gắt. Cuối thế kỷ 19, một người Hà Lan tên là Cornelivus Van Bynkershoeckd đưa ra thuyết: “Quyền lực quốc gia chấm dứt tại nơi sức mạnh vũ khí của quốc gia đĩ chấm dứt”. Hệ quả của thuyết này là: Chiều rộng của lãnh hải được xác định bởi tầm súng thần cơng. Sau đĩ người Italia cụ thể hố bằng ba hải lý và

chiều rộng này đã được phần lớn các cường quốc phương Tây chấp nhận. Tuy nhiên, vẫn cịn các khác biệt: 4 hải lý cho các quốc gia Scandinavi, 6 hải lý cho các quốc gia Địa Trung Hải, 12 hải lý cho Nga, 200 hải lý cho các quốc gia Nam Mỹ tới tận năm 1952. Việc thống nhất hố chiều rộng lãnh hải là rất khĩ khăn.

Năm 1930, tại hội nghị La Haye về pháp điển hố luật quốc tế, cĩ 36 quốc gia tham gia, thì 18 nước ủng hộ nguyên tắc bề rộng lãnh hải 3 hải lý.

Hội nghị lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1958 chỉ thống nhất được bề rộng của lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải khơng quá 12 hải lý (Điều 24, khoản 2).

Hội nghị lần thứ hai của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1960, Mỹ và Canada đưa ra cơng thức 6+6 (lãnh hải rộng 6 hải lý + vùng đánh cá rộng 6 hải lý), đề nghị này thiếu một phiếu để được thơng qua. Cịn các nước Mỹ Latinh yêu sách mở rộng lãnh hải ra tới 200 hải lý.

Chiều rộng lãnh hải theo Cơng ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc: Điều 3 của Cơng ước năm 1982 đã thống nhất quốc gia ven biển cĩ quyền ấn định chiều rộng lãnh hải khơng quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Trước năm 1982 cĩ 25 nước yêu sách lãnh hải rộng hơn 12 hải lý, 30 nước trong đĩ cĩ Mỹ yêu sách lãnh hải nhỏ hơn 12 hải lý. Từ năm 1983 hầu hết các nước đều yêu sách lãnh hải rộng 12 hải lý, 8 nước tuyên bố lãnh hải nhỏ hơn 12 hải lý và 16 nước nước tuyên bố lãnh hải rộng hơn 12 hải lý.

Ngày 12/5/1977, Việt Nam tuyên bố lãnh hải rộng 12 hải lý, hồn tồn phù hợp với Cơng ước quốc tế về biển năm 1982.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 34 - 35)