Những chú ý khi phục vụ lai dắt

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 76)

Chủ tàu có thuyền trưởng giữ quyền chỉ huy trong đoàn lai dắt phải chịu trách nhiệm (Phù hợp với điều 182 của bộ luật hàng hải Việt Nam-2005) về các tổn thất gây ra cho tàu, người và hàng hoá, tài sản trên tàu của tập thể lai dắt nếu không chứng minh được rằng các tổn thất đó xảy ra ngoài phạm vi trách nhiệm của mình. Các tàu dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng tàu khác không được miễn trách nhiệm quan tâm đến sự an toàn chung của tập thể lai dắt và an toàn hàng hải. Chủ tàu của các tàu bị chỉ huy phải chịu trách nhiệm về các tổn thất đối với tàu, người, hàng hoá và tài sản trên tàu của các thành viên khác nếu tổn thất đó do lỗi của tàu mình gây ra.

Trong hợp đồng lai dắt thường được các bên thoả thuận về trách nhiệm đối với các thiệt hại về tài sản, ví dụ như người chủ tàu bị lai chịu trách nhiệm:

- Đối với các thiệt hại phát sinh có liên quan đến sự đưa đối tượng lai dắt không đúng thời gian quy định.

- Đối với những thiệt hại phát sinh bởi lỗi của nó liên quan đến sự ngưng trệ, chậm trễ trong việc nhận đối tượng lai dắt ở địa điểm quy định.

- Đối với sự nộp tiền không đúng thời hạn của hợp đồng.

Người lai dắt chịu trách nhiệm đối với thiệt hại của đối tượng bị lai nếu thiệt hại là do lỗi của tàu kéo vì sự lơ đễnh, sơ suất hoặc lỗi của thuyền trưởng và thuyền viên về sự cẩu thả. Người lai dắt được miễn khỏi trách nhiệm vì những khuyết tật tiềm ẩn của tàu nếu chứng tỏ rằng chúng không thể được bộc lộ ra để có sự bảo quản cần thiết.

Người lai dắt không chịu trách niệm về sự chậm trễ lai dắt liên quan tới thời tiết xấu hoặc sự chờ đợi dự báo thời tiết thuận lợi, sự tác động của lực bất khả kháng hoặc các hoàn cảnh khác không phục thuộc vào thuyền trưởng tàu kéo.

Tranh chấp hợp đồng lai dắt hàng hải được trọng tài hoặc toà án giải quyết theo thời hạn khiếu nại về việc thực hiện hợp đồng lai dắt hàng hải là hai năm, tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lai dắt (điều 183 bộ Luật hàng hải Việt Nam).

Chương 8: NGUYÊN TẮC XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ TRÊN BIỂN 8.1. Khái niệm về sự cố và tai nạn hàng hải

- Tai nạn là sự việc bất ngờ xảy ra và gây tổn thất lớn cho con người;

- Sự cố là hiện tượng bất thường và không hay xảy ra trong một quá trình hoạt động

nào đó. 0 20 40 60 80 100 1st Qtr2nd Qtr3rd Qtr4th Qtr East West North

Sơ đồ về mối quan hệ giữa tai nạn và sự cố

Qua phân tích báo cáo tai nạn, người ta rút ra mối quan hệ giữa sự cố và tai nạn về tính chất nghiêm trọng theo tỷ lệ: 1/10/30/60, như sơ đồ trên.

Theo SOLAS 1974, trong hàng hải có các loại tai nạn sau: 1. Tai nạn đâm va;

2. Chìm; 3. Cháy; 4. Nổ; 5. Mắc Cạn; 6. Lật.

Theo IMO ( được thông qua ngày 27/11/1997) thì tai nạn hàng hải là những sự việc gây ra hậu quả sau:

1. Tử vong hoặc tổn thương cho con người do hoặc liên quan đến vận hành, khai thác tàu biển; 1 Tổn thương lớn 10 Tổn thương nhỏ 30 Hư hỏng vật chất 600

Sự cố không thấy sự thiệt hại rõ ràng

2. Mất tích người do hoặc liên quan đến vận hành, khai thác tàu biển; 3. Mất tích tàu hoặc bỏ tàu;

4. Tàu bị hư hỏng về vật chất;

5. Tàu bị mắc cạn hoặc mất khả năng hoạt động hoặc do đâm va.

6. Tàu bị hư hỏng về vật chất do hoặc liên quan đến vận hành, khai thác tàu biển; 7. Thiệt hại môi trường do bị hư hỏng hoặc liên quan đến vận hành, khai thác tàu biển; Theo bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005, thì:

Tai nạn do đâm va hoặc các sự cố có liên quan đến tàu biển gây hậu quả chết người, mất tích, bị thương, thiệt hại đối với hàng hoá, hành lý, tài sản trên tàu biển, cảng biển và công trình, thiết bị khác, làm cho tàu biển bị hư hỏng, chìm đắm, phá huỷ, cháy, mắc cạn hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)