Nhật ký hàng hải

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 121 - 123)

9.5.1.1. Khái niệm:

Sổ nhật ký hàng hải là một văn bản nhằm ghi lại mọi hoạt động về hàng hải của tàu theo mẫu qui định của Bộ trưởng Bộ giao thơng vận tải.

9.5.1.2. Nội dung

- Trong mỗi trang cĩ kẻ sẵn các cột thể hiện các nội dung bắt buộc:

+ Các điều kiện đặc điểm hành trình: giĩ, dịng chảy (tốc độ và hướng), tầm nhìn xa, khí áp.

+ Thời gian: giờ, phút, ngày, tháng, năm.

+ Các yếu tố chuyển động của tàu: Hướng đi, tốc độ, vị trí và phương pháp xác định. + Tình hình dự trữ tàu; Nhiên liệu, dầu nhờn, nước dằn, nước ăn, lương thực... + Sỹ quan, thủy thủ trực ca.

- Nội dung khơng bắt buộc: Mục diễn giải chi tiết các sự việc khi cần thiết đặc biệt là khi cĩ tai nạn, tổn thất xảy ra.

9.5.1.3. Yêu cầu ghi nhật ký hàng hải:

- Phần bắt buộc phải ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác, ngắn gọn, theo trình tự thời gian.

- Việc ghi chép phải thường xuyên, liên tục mọi chi tiết đặc biệt là khi tàu hành trình, cĩ thể dựa vào nhật ký hàng hải để thao tác lại tồn bộ đường đi của tàu đã qua.

- Người ghi chép phải là thuyền trưởng, nếu ủy quyền cho thuyền phĩ trực ban thì trong vịng 24 giờ thuyền trưởng phải kiểm tra và ký tên chịu trách nhiệm .

9.5.1.4. Ý nghĩa pháp lý:

- Thể hiện chủ tàu và thuyền trưởng đã thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật hàng hải, cụ thể là Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005

- Nhằm giúp chủ tàu giám sát mọi hoạt động hàng hải của thuyền trưởng.

- Là tài liệu làm bằng chứng về sự hoạt động hàng hải của tàu trong một thời gian nhất định làm cơ sở cho việc viết kháng tố hàng hải của thuyền trưởng.

Do đĩ việc viết nhật ký cần phải hết sức thận trọng đặc biệt là khi cĩ tai nạn xảy ra. Thuyền trưởng cần chú ý:

+ Về sự phù hợp của số chỉ đồng hồ buồng lái và buồng máy.

+ Chọn lọc từ ngữ sao cho chặt chẽ về mặt pháp lý thậm chí là cĩ cơ sở để đánh gục ý định kiện tụng của đối phương.

Ví dụ: Tháng 2/1983, tàu Sơng Đà và tàu HL 406 đâm va nhau ở vùng biển Quảng Bình. Tàu 406 trên đường đi vào Nam đánh cá, tàu Sơng Đà trên đường về cảng Hải Phịng. Sau khi đâm va, tàu Sơng Đà vẫn đi về hướng Bắc, tàu HL 406 đuổi theo và bắn súng yêu cầu Sơng Đà đứng lại. Mãi đến gần sáng tàu Hạ Long đuổi kịp tàu Sơng Đà, hai bên tiến hành lập biên bản.

Nhật ký tàu HL 406 ghi thiệt hại về vỏ tàu, lan can và một số trang thiết bị khác do chấn động gây ra.

Nhật ký tàu Sơng Đà chỉ ghi ngắn gọn trong mục diễn giải là “Sau khi đâm va mực nước trong các hầm tăng lên”

Sự suy diễn của nội dung ngắn gọn của tàu Sơng Đà mà phía sau nĩ là cả một khối lượng đồ sộ kinh phí cĩ thể liệt kê khi tiền khảo sát vỏ tàu, giám định, sửa chữa, thay thế tơn vỏ, thời gian ngừng hoạt động tàu... Đĩ là một trị số lớn hơn gấp nhiều lần tàu HL 406. Dịng nhật ký đĩ đã cĩ tác dụng răn đe ngăn chặn ý đồ kiện cáo của thuyền trưởng HL 406.

Nhật ký hàng hải phải luơn luơn bảo quản cẩn thận và mang theo thuyền trưởng khi tàu bị nạn. Hết cuốn này sẽ được đem đổi cuốn khác. Phịng chức năng sẽ lưu trữ lại tất cả các nhật ký hàng hải.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 121 - 123)