Khái niệm về lãnh hải

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 28 - 29)

Lãnh hải là một khái niệm ra đời do quá trình sử dụng, khai thác biển và đại dương; do nhu cầu quản lý, ngăn chặn việc buơn lậu và xâm nhập trái phép vào lãnh thổ đất liền; do bảo vệ nghề cá và quyền lợi của ngư dân, để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên biển của các quốc gia ven biển. Danh từ lãnh hải được tiếp nhận đầu tiên tại Hội nghị pháp điển hĩa luật quốc tế của Liên Hợp Quốc năm 1930 tại La Haye, đĩ là sự kết hợp thành cơng giữa hai từ Lãnh thổ và Biển.

Theo quan điểm của luật quốc tế cấu thành bởi các vùng bề mặt biển phục vụ cho sự thơng thương tự nhiên cũng như các vùng đáy biển và lịng đất dưới đáy biển. Lãnh thổ - đĩ là khoảng khơng gian thuộc một quốc gia và đặt dưới chủ quyền của quốc gia đĩ. Hai khía cạnh đặt trái ngược nhau này được kết hợp trong cùng một khái niệm pháp lý. Nĩ đưa đến bản chất lưỡng cực của lãnh hải, trong đĩ chủ quyền của quốc gia ven biển thống trị và quyền tự do hàng hải trong một số điểu kiện được đảm bảo. Lãnh hải trở thành một vùng biển đệm giữa một bên là lãnh thổ do quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hồn tồn và đầy đủ và bên kia là các quyền tài phán quốc gia ven biển được hạn chế bởi các nguyên tắc tự do trên biển và nguyên tắc di sản chung của nhân loại.

Tại Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về luật pháp biển họp ở Giơnevơ năm 1958 đã ký kết Cơng ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp. Điều I của Cơng ước qui định: “Chủ quyền quốc gia mở rộng phía ngồi lãnh thổ và vùng biển nội địa của nĩ ra một vùng biển giáp với bờ biển gọi là lãnh hải”.

Đến Cơng ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật biển qui định: “Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngồi lãnh thổ và vùng nước nội thủy của mình, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lịng đất dưới đáy của vùng biển này” và “Trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngồi vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền cũng được coi là lãnh hải” và “Ranh giới phía ngồi của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm ở trên đường đĩ cách đường gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải”.

Theo khái niệm về lãnh hải của Cơng ước về luật biển năm 1982, ta thấy:

+ Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc quyền tài phán.

+ Các đảo thuộc về quốc gia ven biển nhưng nằm ngồi phạm vi lãnh hải chung của đất liền cũng cĩ lãnh hải riêng.

+ Thuật ngữ lãnh hải đã được chính thức dùng để chỉ một vùng biển mang nội dung pháp lý chủ quyền lãnh thổ. Do đĩ, các vùng tàu được dùng thường xuyên vào xếp dỡ hàng hĩa và làm khu neo tàu, bình thường nằm hồn tồn hoặc một phần ở ngồi đường ranh giới

phía ngồi của lãnh hải cũng được coi như là bộ phận của lãnh hải. Các bãi cạn lúc chìm, lúc nổi hồn tồn ở khoảng cách vượt quá chiều rộng lãnh hải thì chúng khơng cĩ lãnh hải riêng.

+ Lãnh hải khơng phải là một lãnh thổ thuộc quốc gia ven biển một cách tuyệt đối. Luật quốc tế đã qui định cho quốc gia ven biển danh nghĩa trên một vùng biển tiếp liền với bờ biển của nước đĩ như một phần lãnh thổ của quốc gia ven biển thực hiện quyền lực của mình. Vì vậy, việc đồng hĩa hồn tồn lãnh hải thành lãnh thổ khơng phải là đúng.

+ Chủ quyền dành cho quốc gia ven biển trên lãnh hải khơng phải là tuyệt đối như trên các vùng nước nội thủy, do sự thừa nhận quyền qua lại khơng gây hại của tàu thuyền nước ngồi trong lãnh hải.

Tuy nhiên quốc gia ven biển lại cĩ chủ quyền hồn tồn, tuyệt đối và đầy đủ trong vùng trời bên trên lãnh hải, tại đĩ khơng tồn tại quyền qua lại khơng gây hại cho các phương tiện bay.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật biển và pháp luật hàng hải (Trang 28 - 29)