Giải pháp nâng cao tiềm lực tài chính

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng tmcp á châu (Trang 91 - 93)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

3.2.4 Giải pháp nâng cao tiềm lực tài chính

nào. Tiềm lực tài chính mạnh đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể triển khai một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng cần nhiều vốn. Ngân hàng có tiềm lực tài chính vững chắc thì có thể phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật để cung ứng những sản phẩm mới có hàm lượng cơng nghệ cao, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng. Tiềm lực tài chính mạnh cũng giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác bởi bất cứ một khách hàng nào cũng muốn sử dụng dịch vụ tại ngân hàng có tiềm lực vốn lớn. Đặc biệt trong môi trường kinh tế quốc tế hết sức khắc nghiệt, các ngân hàng nhỏ sẽ có xu hướng bị thơn tính hoặc phải sáp nhập do khó có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng lớn. Dù là một trong những NHTM trong nước có năng lực tài lớn mạnh nhưng năng lực tài chính của ACB vẫn cịn khá thấp so với ngân hàng có cổ phần Nhà nước. Vì vậy, việc nâng cao tiềm lực tài chính là việc cấp thiết mà ACB phải làm trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao tiềm lực tài chính thì ACB cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

Tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên khi tăng vốn điều lệ, nếu lợi nhuận không tăng

tương ứng thì tỷ suất lợi suất ROE sẽ giảm. Bởi vậy áp lực xảy ra khi gia tăng vốn điều lệ là áp lực lợi nhuận và đảm bảo tỷ lệ cổ tức cho cổ đông. Để đạt được mức lợi nhuận tương ứng với tốc độ tăng vốn điều lệ thì tốc độ tăng trưởng dư nợ và tăng trưởng huy động cũng phải đạt tỷ lệ tương đương.

Đảm bảo hệ số an tồn vốn CAR (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro) khơng bị giảm sút. Hệ số này là một chỉ tiêu quan trọng trong việc phản ánh năng lực tài

chính của ngân hàng. Tăng vốn điều lệ mà khơng làm giảm hệ số CAR thì phải đồng thời tăng tổng tài sản. Để tăng tổng tài sản thì phải kết hợp đồng thời các chính sách sản phẩm, lãi suất nhằm thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của ACB.

Đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, theo dõi phân loại nợ xấu, trích lập dự phòng cho tất cả các khoản vay theo đúng tỷ lệ. Cụ thể: Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

trích lập dự phịng là 5%; Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) trích lập dự phịng là 20%; Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) trích lập dự phịng là 50%; và Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) trích lập dự phịng là 100%.

Bên cạnh đó ngân hàng cần chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro khi xảy ra một trong các trường hợp như môi trường biến đổi tiêu cực, tài chính khách hàng suy giảm. Việc trích lập dự phịng trước mọi khoản vay sẽ khiến lợi nhuận từ khoản vay đó giảm sút nhưng sẽ đảm bảo tính an tồn cho nguồn vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng tmcp á châu (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w