THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
2.1.5 Những kết quả về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian qua.
Châu trong thời gian qua.
2.1.5.1 Vị trí trong ngành
Hình 2.2: So sánh một số chỉ tiêu của ACB với một vài ngân hàng TMCP lớn vào cuối năm 2010
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 cơng khai của các ngân hàngí.)
Thị phần tổng tài sản của riêng Ngân hàng ACB so với tổng phương diện thanh toán của ngành ngân hàng đến cuối năm 2010 khoảng 7,2%, ACB đứng đầu nhóm ngân hàng TMCP với tổng tài sản tại 31/12/2010 vượt trội hơn hẳn là 205.102,95 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thị phần tín dụng của ACB khoảng 4% và ACB
tiếp tục nắm giữ thị phần tín dụng cao hơn so với các ngân hàng đồng đẳng. Về huy động tiền gửi khách hàng, thị phần của ACB đến thời điểm cuối năm 2010 là 6,5%. Với sự vươn lên mạnh mẽ của Sacombank và kế tiếp là Techcombank thì khoảng cách giữa ACB với nhóm NHTM phía sau này đang giảm dần nhanh chóng. Nếu khơng có chiến lược phát triển đúng đắn và kịp thời thì vị thế của ACB hồn tồn có thể bị lung lay.
Sau đây là bảng so sánh một số chỉ tiêu của ACB với một vài ngân hàng TMCP lớn vào cuối năm 2010.
Bảng 2.1: Số liệu so sánh ACB với một số ngân hàng khác tính đến 31/12/2010.
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 cơng khai của các ngân hàng.)
Qua bảng thống kê một số chỉ tiêu hoạt động của nhóm các ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam hiện nay, ACB có một số điểm nổi bật như sau.
• Về vốn chủ sở hữu: Với tổng vốn chủ sở hữu 11,381 tỷ đồng tăng gần 7% so với năm 2009, ACB vẫn chỉ đứng thứ 05 trong hệ thống các ngân hàng TMCP Việt Nam, sau Vietcombank, Vietinbank, Sacombank và Eximbank. Xét về vốn điều lệ, ACB đứng thứ 4, vượt lên Sacombank.
• Về chỉ tiêu lợi nhuận: ACB được đánh giá là một trong các ngân hàng TMCP có khả năng sinh lời khá cao. Thậm chí các tỷ suất sinh lời của ACB còn cao hơn so với Vietinbank mặc dù ngân hàng này có lợi thế hơn hẳn về quy mô. Nhưng ACB có sự giảm sút khi năm 2009 ACB còn đứng trên Techcombank và Sacombank khi so sánh tỷ suất ROE thì đến năm 2010, tỷ suất này của ACB đã thấp hơn hai ngân hàng kể trên.
• Về mạng lưới hoạt động: Đứng sau 03 ngân hàng và đứng trên 03 ngân hàng TMCP khác.
Như vậy so với các ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam hiện nay, ACB đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong vòng 4 năm 2007-2010, vươn lên trở thành một trong những ngân hàng có quy mơ lớn nhất trong hệ thống. ACB tiếp tục giữ vị trí cao trong nhóm 03 ngân hàng TMCP hàng đầu hiện nay và dẫn đầu nhóm các ngân hàng TMCP không bao gồm Vietcombank và Vietinbank. Tuy nhiên khoảng cách giữa ACB và các ngân hàng TMCP đứng sau đang thu hẹp lại.
2.1.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2008, 2009,2010 của Ngân hàng ACB.)
Tổng giá trị tài sản có sự tăng trưởng mạnh. ROA và ROE của ACB có xu hướng giảm dần từ năm 2007 cho đến hiện tại. Sự sụt giảm trong khả năng sinh lời của ACB một phần là do nguyên nhân khách quan xuất phát từ khó khăn chung của tồn ngành ngân hàng trong thời gian qua, một phần khác là do thu nhập từ hoạt động phi dịch vụ, vốn là thế mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lợi nhuận của ACB, giảm mạnh trong năm 2010. Cơ cấu lợi nhuận của ACB tính đến hết năm 2010: hoạt động tín dụng chiếm 20%; hoạt động dịch vụ đạt 26% và hoạt động kinh doanh vốn, vàng, ngoại hối chiếm 27% trên tổng lợi nhuận trước thuế. Từ trước đến nay, hoạt động kinh doanh vàng vẫn là một trong những thế mạnh nổi bật của ACB so với các ngân hàng khác nhưng việc đóng cửa và chấm dứt hoạt động của sàn vàng kể từ cuối tháng 3 năm 2010 đã làm giảm một phần đáng kể thu nhập ngoài lãi của ACB. Hơn nữa diễn biến tỷ giá phức tạp và thị trường chứng khoán
hoạt động ảm đạm từ đầu năm 2010 khiến thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và từ thị trường chứng khoán giảm mạnh.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính khác
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2008 - 2010 của Ngân hàng ACB.)
Về quản lý rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng ACB cuối năm 2009 là 0,41%; năm 2010 giảm xuống 0,34%. ACB tiếp tục là ngân hàng duy nhất trong nhóm các NHTM Cổ phần hàng đầu có tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5%. Chất lượng tín dụng của ACB tiếp tục được khẳng định. Bên cạnh đó, việc quản lý thanh khoản của ACB được thực hiện tốt. Trong khi nhiều NHTM bị tác động mạnh bởi quy định của NHNN về giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn, đồng thời thay đổi theo hướng thắt chặt, thì năm 2010 là năm thứ bảy liên tiếp ACB duy trì được tỷ lệ này ở mức thấp với độ an toàn cao. Ngoài ra, tỷ lệ an toàn vốn của ACB thời điểm cuối năm 2009 đạt 9,74%; cao gần gấp 1,8 lần so với quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong điều kiện mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung tiếp tục gia tăng, ACB vẫn duy trì được tỷ lệ an tồn có ở mức cao, năm 2010 đạt trên 10%.