Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng tmcp á châu (Trang 102)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

3.3.4 Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nếu hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch thì Ngân hàng Trung ương chính là trái tim của nền kinh tế. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển lành mạnh khi có một NHNN thực hiện tốt chức năng điều tiết hệ thống tiền tệ. Để được như vậy thì NHNN cần có được một sự độc lập nhất định trong các quyết định của mình. Do đó Chính phủ cần sửa đổi luật theo hướng quy định rõ và nâng thẩm quyền của NHNN trong việc thực thi chính sách tiền tệ như: xác định cơ chế lãi suất áp dụng đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng; quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hằng năm; quyết định hạn mức tăng trưởng tín dụng trong trường hợp nền kinh tế có những diễn biến không thuận lợi; quyết định hạn chế các giao dịch ngoại hối để đảm bảo ổn định tài chính tiền tệ quốc gia... Chính phủ hoặc Quốc hội quyết định chỉ tiêu chính sách tiền tệ sau khi thảo luận, thỏa thuận với NHNN. Khi quyết định được thông qua, NHNN có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu trên cơ sở được trao đủ thẩm quyền cần thiết để có thể toàn quyền lựa chọn những công cụ điều hành chính sách tiền tệ phù hợp nhất. Đồng thời với việc được giao những quyền tự quyết nhất định, NHNN cần từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, quy định lại chức năng nhiệm vụ nhằm năng cao hiệu quả điều hành vĩ mô, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng tmcp á châu (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w