MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
3.1.1 Định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
3.1 Định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng
3.1.1 Định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Á Châu. hàng TMCP Á Châu.
3.1.1.1 Định hướng chung
Với tốc độ tăng trưởng nhanh trên tổng tốc độ tăng trưởng ngành, ACB sẽ duy trì vị thế hàng đầu của mình trong hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam, thu hẹp khoảng cách về quy mô so với các NHTM quốc doanh. ACB tiếp tục thực hiện chiến lược tăng trưởng nhanh, quản lý tốt, lợi nhuận cao. Đến năm 2011 khi những biến động của nền tài chính ảnh hưởng xấu tới hoạt động các ngân hàng trong đó có ACB, ACB đã thay đổi thứ tự ưu tiên định hướng phát triển thành quản lý tốt, tăng trưởng bền vững, lợi nhuận cao.
Trong những năm tiếp theo, ACB nỗ lực biến thách thức thành cơ hội; theo dõi và dự đoán các diễn biến của thị trường tài chính để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp; tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong một thị trường cạnh tranh gay găt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước. Định hướng thực hiện của ACB được chia thành những hướng cơ bản sau:
Phát triển thành một tập đồn tài chính lớn mạnh trong tương lai
Trong khu vực ngân hàng cổ phần mới đang hiện đại hoá, ACB nổi lên như một định chế lớn nhất và được quản lý tốt. ACB có tổng vốn hoá thị trường cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi đạt 20.818 tỷ VND. Đến cuối năm 2010, thị phần cho vay của ACB chiếm gần 3,87% và tổng huy động chiếm 6,5% trên tổng huy động cả nước. ACB là ngân hàng đầu tư nhiều nhất vào hệ thống công nghệ thông tin và được biết đến là ngân hàng sở hữu khả năng công nghệ như một năng lực cốt lõi. Đồng thời, ACB cũng đã bắt đầu tiến vào lĩnh vực phi ngân hàng. Quan trọng hơn hết là mảng dịch vụ chứng khoán, ACBS hiện là cơng ty chứng khốn lớn thứ
ba trong nước về thị phần và đã ký kết với nhiều tổ chức môi giới quốc tế nhằm thực hiện các giao dịch trực tiếp.
Về trung dài hạn ACB thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hoá.
Chiến lược tăng trưởng ngang được thể hiện qua ba hình thức.
• Tăng trưởng thơng qua mở rộng hoạt động : Hiện nay trên phạm vi tồn quốc, ACB đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu vực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trong tình hình yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và phức tạp. Ngoài ra, khi điều kiện cho phép, ACB sẽ mở văn phịng đại diện tại Hoa Kỳ.
• Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh : Hiện nay, ACB đã xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác, thí dụ như các tổ chức phát hành thẻ (Visa, Mastercard), các công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo Việt, Nhà Rồng), công ty chuyển tiền Westion Union, hệ thống liên ngân hàng (Banknetvn), các đại lý chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối..v.v..Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng ACB còn hợp tác với các định chế tài chính và các doanh nghiệp khác để cùng nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài chính mới và ưu việt cho khách hàng mục tiêu, mở rộng hệ thống kênh phân phối đa dạng. Đặc biệt, ACB đã có một đối tác chiến lược là Ngân hàng Standard Chartered nổi tiếng về các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ và ACB đang nỗ lực trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng như công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực cạnh trnah của mình trọng q trình hội nhập.
• Tăng trưởng qua hợp nhất và sáp nhập: ACB từng bước xây dựng năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng này và thực hiện chiến lược hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho phép.
Đa dạng hố
hiện. ACB đã có hệ thống các cơng ty thành viên và công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực tài chính như địa ốc, chứng khốn, cho th tài chính... Với vị thế cạnh tranh đã được thiết lập khá vững chắc trên thị trường, trong thời gian sắp tới, ACB có thể xem xét thực hiện chiến lược đa dạng hoá tập trung để từng bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính tồn diện thơng qua các hoạt động sau đây:
• Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối hợp cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng.
• Nghiên cứu thành lập công ty thẻ (phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay), cơng ty tài trợ mua xe.
• Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư.
• Bổ sung ngành nghề giám định thương mại kim loại quý và đá quý; đại lý bảo hiểm.
Trong triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn tới thị trường tài chính Việt Nam sẽ ngày càng phát triển rộng. Với tham vọng trở thành ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, bên cạnh việc tiếp tục duy trì ưu tiên cho các phân khúc thị trường truyền thống, ACB cần nâng cao năng lực để trở thành một ngân hàng hoạt động đa năng, trên các phân khúc thị trường rộng hơn, đáp ứng đầy đủ hơn các nhu cầu đa dạng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Cùng với việc mở rộng các phân khúc khách hàng mục tiêu, ACB cần tập trung xây dựng quan hệ khách hàng ngày càng có chiều sâu và bền vững, trên cơ sở chất lượng dịch vụ cao, sản phẩm đa dạng trên nền tảng cơng nghệ hiện đại, hồn thiện cơ cấu tổ chức để nâng cao năng lực quản lý rủi ro, tăng năng suất vận hành. Tuy ACB đã khẳng định được mình nhưng ln nhận thức rằng thách thức vẫn cịn phía trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các chương trình trợ giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hướng đến áp dụng các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành công.
3.1.1.2 Định hướng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp
ACB cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại đa dạng, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Đặc biệt, ưu tiên tập trung phát triển sản
phẩm ngân hàng giao dịch. Phát triển hoạt động ngân hàng giao dịch và tăng cường thị phần huy động từ khách hàng doanh nghiệp được coi là mục tiêu số 1 trong hoạt động ngân hàng doanh nghiệp của ACB trong giai đoạn tới. Để thực hiện được điều này, ACB đề ra các chương trình hành động ưu tiên cho khối khách hàng doanh nghiệp như sau:
- Chương trình “Phát triển và áp dụng mơ hình kinh doanh với phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ; quy mô lớn và doanh nghiệp lớn”. Mục tiêu của chương trình là nghiên cứu xây dựng và đưa vào áp dụng trong tồn hệ thống ACB mơ hình kinh doanh phù hợp với phân khúc khách hàng vừa và nhỏ, quy mô lớn và các doanh nghiệp lớn, nhằm nâng cao năng lực phục vụ, đảm bảo quản lý rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của ACB dành cho phân khúc này.
- Chương trình “Xây dựng các gói sản phẩm phù hợp với các phân khúc Khách hàng Doanh nghiệp đặc thù”. Mục tiêu của chương trình này là nghiên cứu xây dựng và áp dụng trong tồn hệ thống ACB các gói sản phẩm phù hợp cho từng phân khúc khách hàng riêng biệt, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, khai thác tối đa tiềm năng thu nhập từ khách hàng doanh nghiệp hiện hữu và khách hàng mới, hỗ trợ bán chéo sản phẩm.
- Chương trình “Xây dựng quy trình cho vay theo hướng chuẩn hố và tự động hoá áp dụng đối với khách hành nhỏ và siêu nhỏ”. Chương trình này nhằm thực hiện quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ theo hướng chuẩn hoá và tự động hố bằng cơng nghệ thơng tin hiện đại, giảm thiểu chi phí và thời gian hoạt động cho vay, đảm bảo quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả cho vay của ACB đối với phân khúc khách hàng này.
3.1.1.3 Định hướng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cá nhân
Các đánh giá thị trường cho thấy trong giai đoạn tới, các sản phẩm truyền thống như tiền gửi (bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán), cho vay thế chấp nhà và cho vay tiêu dùng cá nhân (tín chấp và có thế chấp) vẫn chiếm khoảng 65% tổng thu nhập từ thị trường ngân hàng khách hàng cá nhân. Do đó ACB vẫn giành ưu tiên cao cho phân khúc sản phẩm tiền gửi cá nhân, cho vay thế chấp nhà, cho vay có thế chấp hộ gia đình kinh doanh, vốn là các phân khúc
ACB có thế mạnh truyền thống.
Sản phẩm thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng quốc tế vốn là sản phẩm thế mạnh của ACB nhưng gần đây ACB đã có phần bị tụt hậu. Để giành lại vị thế đã có trước đây trên thị trường, ACB phải có chương trình hành động tồn diện nhằm phát triển sản phẩm thẻ, đặc biệt là thẻ thanh toán nội địa. Bên cạnh việc phát triển chủ thẻ, ACB tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển đại lý chấp nhập thanh toán thẻ, tạo điều kiện gia tăng các tiện ích cho chủ thẻ của ACB, đồng thời tăng thu nhập cho ngân hàng từ hoạt động đại lý thanh toán thẻ.
ACB là ngân hàng đã từng đi tiên phong trong hoạt động cho vay tiêu dùng (tín chấp và có thế chấp) đối với khách hàng cá nhân, nhưng thời gian gần đây, vị thế của ACB tại phân khúc thị trường này đã suy giảm khá nhiều. Đây là mảng hoạt động được đánh giá sẽ tăng trưởng nhanh và có cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong thời gian tới. ACB đã xây dựng một số chương trình hành động thích hợp để phát triển sản phẩm này, giành lại ưu thế của ACB trên thị trường.
Bên cạnh các phân khúc thị trường sản phẩm truyền thống nêu trên, khi thu nhập dân cư tăng lên các phân khúc thị trường sản phẩm mới mà hiện nay chưa có quy mô đáng kể nhu sản phẩm đầu tư, quản lý tài sản cá nhân, ngân hàng kết hợp bảo hiểm, cho vay mua ô tô cá nhân… cũng sẽ tăng trưởng nhanh. ACB từng bước phát triển năng lực phù hợp để có thể chiếm vị thế cao ở các phân khúc tiềm năng này khi thị trường phát triển.
Trên cơ sở lý luận về định hướng sản phẩm khách hàng cá nhân, ACB đã đưa ra các chương trình hành động mục tiêu như:
- Chương trình “Xây dựng mơ hình quan hệ ngân hàng chính phục vụ khách hàng dựa trên tài khoản lương”. Mục tiêu chương trình là xây dựng mơ hinh quan hệ tồn diện của ACB với tư cách là ngân hàng chính phục vụ tồn bộ nhu cầu của khách hàng, dựa trên cơ sở phát triển quan hệ với các khách hàng có tài khoản lương tại ACB. Chương trình này nhằm xây dựng hệ thống sản phẩm có chiều sâu đáp ứng nhu cầu toàn diện giữa ACB và khách hàng cá nhân.
nhân” nhằm nâng cao năng lực phục vụ của ACB đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của phân khúc khách hàng cá nhân đặc thù, nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác thị trường hiệu quả.
3.1.1.4 Định hướng sản phẩm dịch vụ khác.
Dịch vụ ngân quỹ Từ trước tới nay kinh doanh ngân quỹ là mảng hoạt động
sử dụng một tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của ACB và mang lại khoản thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Trong giai đoạn sắp tới, ACB hoàn thiện thêm một bước quản lý hoạt động kinh doanh ngân quỹ, phân định rõ vai trò và sự phối hợp của Khối ngân quỹ và Khối doanh nghiệp trong quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp lớn và khách hàng định chế tài chính. ACB sẽ sớm triển khai nghiên cứu áp dụng các sản phẩm mới như sản phẩm đầu tư, sản phẩm phái sinh, sản phẩm tài chính cấu trúc… phối hợp với các khối kinh doanh đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng, tăng thu nhập cho khách hàng.
Sản phẩm đầu tư Hiện nay ACB triển khai sản phẩm đầu tư của ACB một
phần qua ngân hàng và cịn lại chủ yếu thơng qua cơng ty con. ACB sẽ xây dựng tiêu chí rõ ràng để phân định rõ các khoản đầu tư mang tính chất đầu tư chiến lược và các khoản đầu tư mang tính chất đầu tư tài chính. Trên cơ sở đó ACB xây dựng cơ chế ra quyết định đầu tư, lựa chọn kênh đầu tư để quản lý danh mục phù hợp với từng loại hình. ACB chỉ trực tiếp đầu tư vào chứng khoán vốn dài hạn phục vụ sự phát triển hoạt động NHTM phù hợp với chiến lược hoạt động.