Thực trạng công tác quy hoạch

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ (1) (Trang 99 - 102)

- Khoảng trống về thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu

K t K

3.2.1.1. Thực trạng công tác quy hoạch

Quy hoạch là sự sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ, vùng xác định. Quy hoạch tỉnh là quy hoạch về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng, hệ thống đơ thị, nông thôn, kết cấu hạ tầng,... trên cơ sở kết nối các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và nông thơn. Quy hoạch là bố trí, cân đối các nguồn lực xã hội và phân công lại lao động xã hội hợp lý giữa các địa phương trong tỉnh, do đó quy hoạch phải đi trước một bước, nhất là quy hoạch phát triển GTVT nói chung và KCHTGTĐB nói riêng.

Những năm qua cơng tác quy hoạch xây dựng nói chung và quy hoạch phát triển KCHTGTĐB nói riêng tại tỉnh Hà Nam đã được các cấp, các ngành quân tâm xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển ngành và kinh tế - xã hội của tỉnh. Các đồ án quy hoạch phát triển KCHTGTĐB đã kế thừa, bổ sung, cập nhật và tích hợp các quy hoạch có liên quan như quy hoạch phát triển GTVT, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phát triển cơng nghiệp,... để đảm bảo cân đối, hài hịa, hiệu quả và bền vững.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các cấp, các ngành bám sát chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để xây dựng chiến lược, quy hoạch ĐTXD KCHTGTĐB từ các nguồn vốn nói chung, vốn NSNN nói riêng. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch đầu tư đã được kế hoạch hóa thành các chương trình, dự án cụ thể. Cơng tác quy hoạch ĐTXD cũng có bước tiến đáng kể và ngày càng hồn thiện, đã tập trung vào những cơng trình trọng

điểm, cấp thiết nhằm phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam.

Ngoài ra, UBND tỉnh Hà Nam cũng đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra thực hiện quy hoạch, các dự án ĐTXD KCHTGTĐB đều phải phù hợp với quy hoạch phát triển KCHT GTVT được phê duyệt. Các chiến lược, quy hoạch đã thường xuyên được rà soát, cập nhật, điều chỉnh cho sát với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chất lượng lập quy hoạch đã được nâng cao, bám sát thực tế hơn, khả thi hơn, góp phần nâng cao hiệu quả ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN.

Cụ thể, trong giai đoạn 2011-2017, UBND tỉnh đã rà sốt, trình phê duyệt và ban hành một số quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch liên quan đến KCHTGTĐB như:

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22/7/2011, làm căn cứ để triển khai xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực (Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển giao thông vận tải giai đoạn đến năm 2025; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch phát triển công nghiệp; Quy hoạch chi tiết các khu đô thị; quy hoạch chung xây dựng các thị trấn...). Trên cơ sở các quy hoạch ngành, lĩnh vực được duyệt, tỉnh Hà Nam đã tập trung bố trí các nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo đầu tư tập trung, có trọng điểm.

Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2025, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển KCHTGTĐB của tỉnh trong giai đoạn đến năm 2025, cụ thể:

Quyết định 692/QĐ-UBND ngày 18/5/2012 phê duyệt bổ sung Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2025. Quyết định đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung quy

hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường giao thông nông thôn trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2025, với nội dung như sau: 100% đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tơng xi măng hóa; đạt cấp V- đồng bằng trở lên, trong đó những tuyến đường huyện có tính chất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương đạt cấp IV- đồng bằng trở lên [67].

Quyết định 980/QĐ-UBND năm 17/9/2014 phê duyệt bổ sung Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2025. Quyết định này đã phê duyệt bổ sung quy hoạch tuyến QL1A đoạn tránh

thành phố Phủ Lý; tuyến QL38 đoạn tránh thị trấn Hòa Mạc, khu vực Chợ Lương, huyện Duy Tiên;...[71].

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam cũng đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành các Nghị quyết triển khai thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và lần thứ XIX của tỉnh và Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng KCHT đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm 2020; ban hành một số các Nghị quyết, chương trình và các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư phục vụ cho phát triển KCHT kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và KCHTGTĐB nói riêng. Trên cơ sở đó UBND tỉnh đã cụ thể hóa các Nghị quyết trên thành các đề án, kế hoạch thực hiện như: Đề án phát triển KCHT đồng bộ, danh mục dự án thuộc 10 lĩnh vực đến năm 2020 và Kế hoạch thực hiện số 812/KH-UBND ngày 01/6/2012 về xây dựng hệ thống KCHT đồng bộ. Các Nghị quyết, đề án, kế hoạch nêu trên là cơ sở để xây dựng quy hoạch ĐTXD KCHTGTĐB của tỉnh Hà Nam đến năm 2025 đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đồng bộ hệ thống KCHT của tỉnh.

Hiện nay, Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thơng qua ngày 24/11/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019, Luật này có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước, nhất là lĩnh vực quy hoạch. Do đó, UBND tỉnh cần chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan rà sốt các quy hoạch đã có hoặc đang xây dựng để cập nhật, điều chỉnh, bổ sung,... phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch 2017.

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ (1) (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w