- Khoảng trống về thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu
K t K
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Hà Nam thuận lợi trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ
việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ
Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Hà Nam và liên hệ vùng Nguồn: Điều
chỉnh quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Hà Nam đến 2020 [56]
Hà Nam là tỉnh nằm ở phía Nam của Đồng bằng sơng Hồng, với diện tích
tự nhiên 861,9 km2 [59]. Hà Nam có 06 đơn vị hành chính gồm: thành phố Phủ
Lý, huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng. Phía Bắc giáp Hà Nội, phía Đơng giáp Hưng n, Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp Hịa Bình, cách sân bay quốc tế Nội
Bài 80 km, cách Hải Phịng 90 km. Hà Nam có quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc Nam, quốc lộ 21A, 21B, đường sắt Bắc - Nam... chạy qua, cách Thủ đô Hà Nội 55 km, trên tuyến đường giao thơng xun Bắc - Nam.
Hà Nam là cửa ngõ phía Nam thủ đơ Hà Nội, đầu mối giao thơng trọng điểm của trục giao thơng chiến lược từ các tỉnh phía Bắc và thủ đơ Hà Nội đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh phía Nam. Với vị trí chiến lược quan trọng, Hà Nam có lợi thế rất lớn trong ĐTXD KCHTGTĐB, thuận lợi trong thu hút các nguồn vốn đầu tư cũng như các nhà thầu tham gia xây dựng, triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Dân số của tỉnh Hà Nam hiện nay trên 80 vạn người, mật độ dân số của
tỉnh là 932 người/km2. Mật độ này cao gấp 3,8 lần so với mức trung bình của
cả nước, đứng thứ 10 trong 63 tỉnh thành (sau Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hưng n, Thái Bình, Nam Định, Hải Phịng, Hải Dương), tuy nhiên nếu so với vùng Đồng bằng sơng Hồng thì mật độ dân số của Hà Nam vào loại thấp, đứng thứ 9, chỉ cao hơn tỉnh Vĩnh Phúc và Ninh Bình. Dân cư tập trung đơng ở thành phố Phủ Lý (1.608 người/km2) và các huyện Duy Tiên (981người/km2), Lý Nhân (1.053 người/km2), Bình Lục (920 người/km2), thấp nhất ở 2 huyện Thanh Liêm (693 người/km2) và Kim Bảng (681 người/km2) là 2 huyện bán sơn địa [59].
Mật độ dân số cao dẫn đến sức ép lớn, gây ra nhiều khó khăn trong việc tổ chức bố trí khơng gian lãnh thổ của tỉnh, đặc biệt là việc phát triển và xây dựng thêm các trục, các tuyến đường giao thông, các khu công nghiệp, và các khu đơ thị. Bên cạnh đó, trình độ dân trí, nhận thức của một bộ phận người dân cịn thấp dẫn đến khó khăn trong cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Mặc khác, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng cao, góp phần làm tăng chi phí đầu tư xây dựng cho các cơng trình.
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa ở Hà Nam đang được đẩy mạnh, với nhiều Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp được hình
thành, mở rộng các đơ thị và xây dựng các khu đơ thị mới, đặc biệt khi nhà nước có chủ trương di rời một số bệnh viện, trường đại học từ thủ đô Hà Nội về Hà Nam, đang đặt ra yêu cầu về ĐTXD, nâng cấp KCHTGTĐB của tỉnh trong thời gian tới. Nhu cầu về vốn đầu tư lớn cũng như yêu cầu về công tác quản lý cần phải nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí cũng tạo ra sức ép cho tỉnh.