- Khoảng trống về thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu
2.2.1.2. Quan niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạtầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh
2.2.1.1. Quan niệm về quản lý nhà nước
Là một phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước, QLNN ra đời với tính chất là loại hoạt động quản lý xã hội. QLNN hiểu theo nghĩa rộng, được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước. Theo nghĩa hẹp, QLNN là hoạt động chấp hành và điều hành được quy định bởi các yếu tố có tính tổ chức; được thực hiện trên cơ sở là để thi hành pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời, QLNN cũng là sản phẩm của việc phân công lao động xã hội nhằm liên kết và phối hợp các đối tượng bị quản lý.
Từ cách tiếp cận và luận giải có tính khái qt trên, có thể hiểu QLNN nói chung là sự tác động của Nhà nước tới đối tượng quản lý nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Một số nhà khoa học tiếp cận theo góc độ kinh tế tổ chức cho rằng “QLNN là tổng thể những tác động có tổ chức bằng quyền
lực nhà nước đến đối tượng quản lý thông qua các phương pháp và công cụ để thực hiện mục tiêu đã định” [46, tr.93].
Đối tượng của QLNN có nhiều cách tiếp cận theo ngành và theo lĩnh vực... Trong mỗi ngành và lĩnh vực lại phân theo chuyên ngành sâu, lĩnh vực cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án đối tượng nghiên cứu là QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN.
2.2.1.2. Quan niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạtầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước
Đầu tư xây dựng KCHTGTĐB từ NSNN tức là Nhà nước bỏ vốn ra để thực hiện việc ĐTXD mới hoặc cải tạo, sửa chữa các cơng trình GTĐB cụ thể
trong một thời gian nhất định. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả mỗi đồng vốn được đầu tư, các cơ quan QLNN phải tham gia vào quản lý các chương trình, dự án GTĐB được ĐTXD bằng nguồn vốn nhà nước.
Kết hợp từ sự luận giải về ĐTXD KCHTGTĐB với đối tượng và phạm
vi nghiên cứu của đề tài luận án có thể định nghĩa: QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN là việc Nhà nước sử dụng các cơng cụ chính sách tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng vào các chủ thể, đối tượng tham gia trong quá trình tạo ra sản phẩm đầu tư xây dựng là các công trình KCHTGTĐB thuộc cấp tỉnh quản lý.
Từ định nghĩa trên đây có thể hiểu sâu thêm với các nội dung liên quan:
Thứ nhất, chủ thể QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB được thực hiện ở cấp
Trung ương (các Bộ, ngành) và địa phương (tỉnh/thành phố). Ở cấp Trung ương, chủ thể QLNN về đầu tư xây dựng KCHTGTĐB là các Bộ như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thơng vận tải, Kiểm tốn nhà nước, Thanh tra Chính phủ...
Ở cấp tỉnh/thành phố, UBND tỉnh/thành phố là chủ thể quản lý về ĐTXD KCHTGTĐB. Trong đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thơng Vận tải, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thanh tra tỉnh... là các cơ quan thuộc UBND tỉnh/thành phố thực hiện chức năng QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB ở những khâu khác nhau của quá trình ĐTXD (Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng QLNN về lập kế hoạch đầu tư, phân bổ vốn đầu tư, thẩm định dự án và giám sát đầu tư; Sở Giao thông vận tải lập quy hoạch, thẩm định, kiểm tra, giám sát tổng thể kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng cơng trình GTĐB; Sở Tài chính thực hiện cấp phát, quyết tốn vốn đầu tư; Kho bạc nhà nước thực hiện việc thanh toán vốn đầu tư; Thanh tra tỉnh và thanh tra chuyên ngành thuộc các Sở thực hiện kiểm tra, thanh tra...). Cụ thể phạm vi của đề tài luận án này chủ thể quản lý thuộc cấp tỉnh quản lý.
Thứ hai, đối tượng QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB là các chủ thể thực
hiện các hoạt động liên quan đến ĐTXD KCHTGTĐB sử dụng vốn NSNN. Các chủ thể đó bao gồm: Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng...
Trong luận án này đối tượng nghiên cứu là ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN, nên QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB được nghiên cứu trong luận án chủ yếu là QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN của địa phương (tỉnh Hà Nam). Nguồn vốn ODA cũng có tính chất như NSNN, nhưng do những đặc điểm riêng biệt trong quản lý nên không được xem xét trong luận án này.
Thứ ba, về phân cấp quản lý trong ĐTXD, UBND tỉnh chịu trách nhiệm
quản lý các dự án do mình quyết định đầu tư. Các dự án này có thể thuộc cả 3 nhóm: A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. Với các dự án này, UBND tỉnh quản lý tồn bộ các khâu của q trình ĐTXD, từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế và dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, q trình thi cơng xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa cơng trình vào khai thác sử dụng và thanh quyết toán.
Thứ tư, phương thức quản lý ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN được thực
hiện thông qua các cơng cụ quản lý (khung khổ pháp luật, quy trình quy phạm kỹ thuật…) trên cơ sở sử dụng, bố trí đội ngũ cán bộ giám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN.