Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ (1) (Trang 141 - 144)

- Khoảng trống về thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu

K t K

4.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh

dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam

Một là, phải đổi mới, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp

luật, cơ chế chính sách QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ giữa các vùng thành thị, nông thôn và các địa phương trong tỉnh. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút các nguồn lực trong và ngồi nước, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực ĐTXD KCHTGTĐB nhằm phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống GTVT nói chung và KCHTGTĐB nói riêng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an tồn giao thơng và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống nhân dân.

Hai là, công tác QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN phải xuyên

suốt quá trình từ hoạch định chiến lược, xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch đến việc thực hiện các chương trình, dự án ĐTXD cụ thể.

Cơng tác lập quy hoạch cần phải đảm bảo cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phải được phân tích và có luận chứng đầy đủ, đảm bảo u cầu vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt vừa có tính bắt buộc và đặc biệt là phải có tầm nhìn dài hạn, phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau. Quy hoạch phải được triển khai thực hiện triệt để, đồng bộ từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến quy hoạch cụ thể ngành, lĩnh vực và phải được xem xét điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương từng thời kỳ.

Quá trình triển khai các dự án ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN phải được quản lý đồng bộ từ khâu lập chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu đến khâu tổ chức thực hiện dự án và nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng, khắc phục tình trạng cắt khúc, phân tán trong quản lý ĐTXD.

Tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ nhất là các công nghệ mới được áp dụng trong thiết kế và thi cơng các cơng trình KCHTGTĐB. Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai; chú trọng việc bảo vệ mơi trường trong q trình triển khai ĐTXD KCHTGTĐB.

Ba là, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào hoạt

động ĐTXD KCHTGTĐB. Xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo cơng khai, minh bạch, bình đẳng giữa các chủ thể trong hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN, nhất là các Chủ đầu tư, Ban QLDA với các nhà thầu xây lắp, tư vấn... Tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa trong quản lý ĐTXD KCHTGTĐB, tăng cường vai trị của các cơ quan có liên quan trong việc giám sát hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Siết chặt kỷ cương, pháp

luật, nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính bảo đảm q trình đầu tư xây dựng KCHTGTĐB từ NSNN được thực hiện cơng khai, minh bạch, tránh tình trạng thất thốt, lãng phí, tham nhũng.

Bốn là, quản lý hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB phải phù hợp với từng

loại nguồn vốn, các nguồn vốn khác nhau phải có cơ chế, quy trình quản lý khác nhau. Đặc biệt các dự án ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN phải được thực hiện phân công, phân cấp quản lý một cách hợp lý, chặt chẽ, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan QLNN trong hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB cần phải được tăng cường nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án cũng như tiến độ, chất lượng các cơng trình xây dựng.

Năm là, nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm

công tác QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các bộ quản lý ĐTXD KCHTGTĐB. Xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực ĐTXD KCHTGTĐB cần chú ý đào tạo một cách toàn diện, cả về chuyên mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ...; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo kế cận, cán bộ quản lý nhà nước về kiến thức, năng lực thực tế, nắm vững chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, đảm bảo chất lượng tham mưu văn bản, hoạch định cơ chế chính sách...

Xây dựng cơ chế chính sách từng bước đảm bảo thu nhập, cải thiện đời sống cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý gắn với chất lượng, năng suất làm việc, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tăng cường thanh tra, giám sát, khen thưởng và kỷ luật thích đáng đối với đội ngũ cán bộ làm cơng tác QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN.

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ (1) (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w