- Khoảng trống về thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Kết cấu hạ tầng
Thuật ngữ “kết cấu hạ tầng” (infrastructure) được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: giao thông vận tải, cấp điện, cấp nước, viễn thơng, kiến trúc, xây dựng... Ngồi ra thuật ngữ “kết cấu hạ tầng” cịn được dùng để chỉ các cơng trình phục vụ cho các hoạt động trong các lĩnh vực có tính chất xã hội như: các cơng trình văn hóa, vui chơi giải trí, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế... Đó là các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho nền kinh tế, được hình thành theo một kết cấu nhất định và có vai trị nền tảng cho hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội diễn ra trên đó.
Theo nghĩa hẹp, hiểu một cách khái quát, "kết cấu hạ tầng" là một bộ
phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục.
Theo nghĩa rộng, "Kết cấu hạ tầng" cũng được hiểu là tổng thể các cơ sở
vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trị nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra một cách bình thường.
Kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, phân loại theo lĩnh vực kinh tế - xã hội được sử dụng rộng rãi nhất và được phân chia thành: kết cấu hạ tầng kinh tế (hay còn gọi là kết cấu hạ tầng kỹ thuật) và kết cấu hạ tầng xã hội.