- Khoảng trống về thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu
2.2.4.1. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước
giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh
2.2.4.1. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước
* Quản lý nhà nước cấp tỉnh về quy hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Quản lý nhà nước ở cấp tỉnh về quy hoạch ĐTXD KCHTGTĐB là bước cụ thể hóa chiến lược phát triển KCHTGTĐB đã được phê duyệt. Theo đó, địa phương mà trực tiếp là các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ sẽ luận chứng, lựa chọn phương án phát triển và phân bố mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh trong một giai đoạn cụ thể từ 10 đến 20 năm trở lên. Cân đối tổng thể giữa các mục tiêu và điều kiện thực hiện để làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch đầu tư phát triển KCHTGTĐB sử dụng NSNN. Trong đó, cơng tác QLNN cần lưu ý phân tích, đánh giá tính thỏa
đáng của các luận chứng về nhu cầu phát triển và phân bố KCHTGTĐB có thể ảnh hưởng đến sự ra đời và vận hành của dự án đầu tư; phân tích đánh giá luận chứng về các giải pháp tổ chức thực hiện và cả thứ tự ưu tiên đầu tư.
Trên cơ sở phương án quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan chức năng lập kế hoạch đầu tư xây dựng một cách cụ thể, chi tiết đối với từng dự án, trong từng khâu, công đoạn thực hiện dự án trên cơ sở quản lý mặt bằng xây dựng đảm bảo, chặt chẽ để việc triển khai thực hiện dự án được thuận lợi.
Trong quá trình lập dự án ĐTXD KCHTGTĐB, tùy từng loại dự án khác nhau mà mức độ quan tâm nghiên cứu đối với từng loại quy hoạch có thể khác nhau. Tuy nhiên, cần phải quán triệt nguyên tắc chung là quy hoạch xây dựng của từng dự án ĐTXD KCHTGTĐB cụ thể không được phá vỡ quy hoạch vùng, quy hoạch ngành và quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Thậm chí, trong q trình lập dự án cần phải vận dụng làm sao cho quy hoạch xây dựng phải phát huy được thế mạnh tổng hợp của các quy hoạch trên.
Khi tiếp cận, nghiên cứu các quy hoạch phục vụ công tác lập dự án ĐTXD KCHTGTĐB cần quán triệt nhận thức và quan điểm chỉ đạo là quy trình kế hoạch hóa hoạt động kinh tế được bắt đầu từ chiến lược đến quy hoạch rồi cụ thể hóa bằng các kế hoạch, dự án đầu tư. Quy hoạch phát triển phải căn cứ vào chiến lược, cụ thể hóa chiến lược, cịn kế hoạch và dự án phải căn cứ vào quy hoạch và cụ thể hóa nội dung cũng như bước đi của quy hoạch. Ngoài ra, trong QLNN về lập quy hoạch ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN cần phải quản lý về sự phù hợp và việc tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt.
Thực tế cho thấy, trong đầu tư xây dựng KCHTGTĐB, việc xác định đúng khâu quy hoạch có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư. Đây là một khâu quan trọng, nếu quy hoạch sai khơng những dẫn đến đầu tư khơng có hiệu quả, hoặc hiệu quả đầu tư kém mà thậm
chí cịn dẫn đến hậu quả khó lường, cản trở đến phát triển kinh tế - xã hội của một vùng, một khu vực. Thực trạng lãng phí, thất thốt trong xây dựng quy hoạch ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN thể hiện ở những nội dung sau:
Một là, đầu tư khơng có quy hoạch, khơng theo quy hoạch, hoặc quy
hoạch sai không phù hợp với đặc điểm kinh tế, tự nhiên, xã hội... dẫn đến không phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.
Hai là, lựa chọn địa điểm đầu tư sai sẽ gây lãng phí, thất thốt vốn lớn
trong q trình ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN.
* Quản lý nhà nước về kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước
Quản lý nhà nước về kế hoạch hóa ĐTXD KCHTGTĐB là một nội dung của QLNN về đầu tư phát triển từ NSNN. Là quá trình xác định chỉ tiêu của hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN và đề xuất các giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đó với hiệu quả cao, bền vững. Theo đó, QLNN về kế hoạch ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Một là, kế hoạch hóa ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN phải dựa vào quy
hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng của tỉnh và của ngành GTVT. Nội dung này đảm bảo công tác kế hoạch hóa ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đảm bảo nguồn vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư, thuận lợi trong quá trình triển khai ĐTXD.
Ngồi ra, trong q trình lập kế hoạch ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN cần phải hết sức coi trọng công tác dự báo. Dự báo là một công cụ quan trọng để lập kế hoạch. Trong cơ chế thị trường hiện nay kế hoạch định hướng có vai trị, vị trí hết sức quan trọng, do đó cần phải phát huy hiệu quả công tác dự báo trong cả ngắn hạn và dài hạn, dự báo cung cầu của sản phẩm, dự báo
nguồn vốn đầu tư, dự báo lưu lượng, tải trọng vận tải trên đường bộ và phát triển hệ thống KCHT GTĐB của các khu vực lân cận...
Hai là, QLNN về cơng tác kế hoạch hóa cần phối kết hợp chặt chẽ với
những chương trình và dự án. Chương trình là cơng cụ để thực hiện kế hoạch, là tập hợp các mục tiêu, biện pháp nhằm phối hợp thực hiện một cách hiệu quả nhất mục tiêu kế hoạch đề ra trong một khoảng thời gian và nguồn lực nhất định. Thực chất của cơng tác kế hoạch đầu tư theo chương trình và dự án là lập các kế hoạch đầu tư trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch, lựa chọn các cơng trình GTĐB cần đầu tư để đưa vào chương trình và dự án là cơ sở để thực hiện tốt kế hoạch đầu tư đã đặt ra. Đối với cấp tỉnh, trong công tác kế hoạch hóa ĐTXD KCHTGTĐB cần bám sát các chương trình và dự án của Trung ương như: chương trình mục tiêu xây dựng nơng thơn mới, chương trình phát triển vùng, các dự án đầu tư các tuyến cao tốc, quốc lộ qua địa bàn tỉnh, dự án ODA...
Ba là, phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt kịp thời
của kế hoạch. QLNN về kế hoạch hóa ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN phải dựa trên những căn cứ khoa học về khả năng và thực trạng vốn đầu tư, chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, của ngành GTVT. Phải đồng bộ với các nội dung đầu tư, giữa các mục tiêu và biện pháp, đảm bảo cơ cấu đầu tư hợp lý và có tính linh hoạt cao. Phương án kế hoạch sẵn sàng thay đổi, điều chỉnh khi thay đổi nhu cầu và các nguồn lực thực hiện.
Bốn là, kế hoạch đầu tư trực tiếp của mỗi địa phương phải được xây dựng
theo ngun tắc từ dưới lên để có tính thực thi cao, nhất là trong điều kiện sử dụng vốn NSNN. Dự án đầu tư là công cụ thực hiện kế hoạch của các Chủ đầu tư (Sở, ngành, huyện/thành phố...). Các Chủ đầu tư lập dự án trình lên cấp thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh xem xét trên cơ sở đảm bảo sự cân đối chung của ngân sách địa phương. Tổng
hợp kế hoạch đầu tư theo các dự án của các Chủ đầu tư trình lên sẽ là kế hoạch đầu tư của cấp tỉnh và từ đó tổng hợp theo từng ngành, địa phương trong tỉnh.