Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ (1) (Trang 134 - 137)

- Khoảng trống về thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu

K t K

4.1.1.2. Bối cảnh trong nước

Trải qua hơn 30 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Việt Nam đã thay đổi trên nhiều lĩnh vực. Từ một nước nghèo (GDP năm 1986 mới chỉ ở mức 26,34 tỷ USD với thu nhập bình quân đầu người đạt 437,13 USD) [77] với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, lại vừa trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, Việt Nam đã vươn lên, vượt ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước quốc gia có thu nhập trung bình (GDP năm 2016 đạt 202,62 tỷ USD, và thu nhập bình quân đầu người đạt 2.185,89 USD)

[77] và là một nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng vào hệ thống kinh tế toàn cầu.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục, ổn định và bao trùm (tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm bình quân giai đoạn 2000-2017 đạt 6,45%), mọi người dân được hưởng lợi từ quá trình phát triển. Trong hai thập kỷ vừa qua, hơn 40 triệu người dân Việt Nam đã thoát nghèo, bởi vào thời điểm năm 1993, hơn một nửa dân số sống dưới mức 1,90 USD/ngày, thì hiện nay, tỉ lệ nghèo cùng cực đã giảm xuống còn 3% [19]. Đây là thành công ấn tượng và là niềm tự hào của Việt Nam, trong đó khơng thể khơng kể đến sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của cộng đồng quốc tế.

Xét trên phương diện vĩ mô, trong giai đoạn 2011-2017, kinh tế đất nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước. Đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện, bước đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hóa, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện...

Tuy nhiên, đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện; một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu theo tinh thần của Đại hội XII của Đảng là “đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” chưa đạt được… Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi…

Bối cảnh này đã có những ảnh hưởng khơng nhỏ tới tình hình phát triển của đất nước, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cần đổi mới mạnh mẽ hơn với những hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo hơn; tranh thủ tốt hơn những thời cơ, thuận lợi; đồng thời vượt qua khó khăn, thách thức để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững và hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Với tỉnh Hà Nam, sau 20 năm tái lập (1997-2017), từ một tỉnh nghèo, Hà Nam đã vươn lên trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh, quy mơ ngày càng lớn và đến năm 2017 quy mơ tổng sản phẩm đạt hơn 33.000 tỷ đồng; bình qn đầu người đạt hơn 48,6 triệu đồng, tăng 24 lần so với năm 1997; tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm xuống cịn 10,6% trong cơ cấu kinh tế (năm 1997 nơng nghiệp chiếm gần 50% cơ cấu kinh tế); hiện Hà Nam nằm trong

top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, với 770 dự án đầu tư còn hiệu lực (218 dự án FDI và 552 dự án trong nước) với vốn đăng ký trên 2,6 tỷ USD và trên 100.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu tăng từ 3,7 triệu USD năm 1997 lên hơn 2,02 tỷ USD năm 2017 (gấp hơn 546 lần) [57]. Cùng với đó, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống giao thông đường bộ, các khu, cụm công nghiệp; thương mại, dịch vụ có bước phát triển.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2017, chương trình xây dựng nơng thơn mới được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, tạo nhiều khởi sắc. Năm 2017, tồn tỉnh Hà Nam có 78/98 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, 2/6 huyện, thành phố đủ điều kiện công nhận huyện nông thôn mới. Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư có trọng điểm, hiệu quả, bộ mặt đơ thị, nơng thôn đổi mới. Tỉnh Hà Nam đã chuẩn bị tốt các điều kiện tạo tiền đề trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, giáo dục và du lịch. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội đảm bảo, đời sống nhân dân được cải thiện [57].

Tuy nhiên, quy mơ kinh tế của tỉnh Hà Nam cịn nhỏ, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cịn thấp, hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, cơng tác quy hoạch, quản lý đất đai, khống sản, bảo vệ mơi trường… có mặt cịn hạn chế; cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu…

Vì vậy, có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, Việt Nam nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng cần tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, tiềm năng, lợi thế của địa phương; tiếp tục đổi mới tư duy, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, chú trọng đổi mới mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững. Đặc biệt, Hà Nam cần ưu tiên phát triển

các ngành cơng nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, công nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản xuất khẩu, dược phẩm; thu hút đầu tư từ doanh nghiệp các nước công nghiệp phát triển; không tiếp nhận các dự án có hiệu quả thấp, nguy cơ ơ nhiễm môi trường, sử dụng công nghệ lạc hậu.

Đồng thời, Hà Nam cần chú trọng củng cố, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ gắn với tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp; khai thác tối đa lợi thế về hạ tầng giao thơng sẽ hình thành trong giai đoạn mới, phù hợp với điều kiện của địa phương. Đi cùng với đó là tăng cường kết nối, liên kết mở rộng không gian phát triển với các địa phương, nhất là với Thủ đô Hà Nội; nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm tốt các cam kết với các nhà đầu tư; đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị bền vững...

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ (1) (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w