Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ (1) (Trang 79 - 82)

- Khoảng trống về thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu

K t K

2.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Là tỉnh trung du có điều kiện địa hình cả đồng bằng và đồi núi, giáp với thủ đơ Hà Nội có điều kiện phát triển kinh tế. Nhiều năm tăng trưởng kinh tế của tỉnh xếp vào top 10 tăng GDP của cả nước. Tuy nhiên, QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Vĩnh Phúc có đặc thù. Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tiềm năng thế mạnh, hoạt động QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó cơng tác QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN được chú trọng.

Xác định quy hoạch ĐTXD KCHTGTĐB có tầm quan trọng và vai trị trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, tập trung chỉ đạo sát sao các Sở, ngành chuyên môn phối hợp để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KCHTGTĐB trong tỉnh và kết nối với hệ thống giao thơng quốc gia. Trong đó cụ thể theo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Điểm nhấn trong lập quy hoạch của tỉnh là: Từ quy hoạch tổng thể phát triển GTVT của tỉnh đến quy hoạch chi tiết luôn gắn kết với kế hoạch phân bổ ngân sách để thực hiện quy hoạch và dự báo tăng trưởng ngân sách đầu tư cho KCHTGTĐB. Đến nay nhiều dự án quy hoạch quan trọng được thực hiện. Công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu đã có những bước tiến bộ thực hiện theo đúng quy định. Công tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói chung, xây dựng KCHTGTĐB nói riêng có bước tiến mới theo hướng tập trung và ưu tiên thanh toán nợ khối lượng hồn thành, hạn chế tối đa khởi cơng mới. Việc phân khai các nguồn vốn được triển khai ngay khi có chỉ tiêu giao vốn của trung ương để chủ đầu tư chủ động triển khai thực hiện dự án. Trong thực hiện khối lượng hoàn thành và giải ngân vốn đầu tư, nguồn vốn chủ yếu thanh toán cho khối lượng hoàn thành của năm trước, số dự án đầu tư xây dựng mới ít. Cơng tác thanh tra, giám sát đầu tư được quan tâm, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh. Các nhiệm vụ trọng tâm, các dự án trọng điểm, dự án BT, dự án xây dựng nơng thơn mới... được hồn thành cơ bản làm thay đổi bộ mặt đơ thị, nhiều dự án hồn thành phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế, phúc lợi, an sinh xã hội.

Theo tinh thần Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 19/CT-TTg, ngày 18/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu

khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn NSNN. Tỉnh đã thực hiện tốt các giải pháp về QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản nói chung, ĐTXD KCHTGTĐB nói riêng, vốn đầu tư được phân bổ theo hướng tập trung, nợ đọng trong xây dựng cơ bản dần được kiểm sốt; thủ tục hành chính trong ĐTXD được cải thiện; nhiều dự án trọng điểm về GTĐB được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, cũng còn một số tồn tại trong QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN chậm được khắc phục như:

Một là, một số quy hoạch chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu

đồng bộ. Một số quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan chậm được bổ sung, điều chỉnh dẫn đến việc triển khai các dự án ĐTXD KCHTGTĐB cụ thể gặp nhiều khó khăn và thiếu thống nhất.

Hai là, công tác giao kế hoạch đầu tư được thực hiện tốt từ đầu năm, tuy

nhiên trong năm khi triển khai thực hiện còn phát sinh nhưng khoản mục đầu tư mới gây khó khăn trong việc thẩm định và cân đối vốn đầu tư. Việc đề xuất bố trí vốn của một số dự án cịn chưa sát thực tế và đúng quy định: mức vốn bố trí cho một cơng trình thấp, nhiều cơng trình chưa quyết tốn bố trí q 80% dự tốn được duyệt (trong khi một số cơng trình quyết tốn chưa bố trí đủ 100% giá trị quyết tốn được duyệt), nhiều cơng trình bố trí vượt cơ chế hỗ trợ quy định tại các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Ba là, một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa chấp hành tốt các quy

định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 dẫn tới nhiều dự án thực hiện vượt khối lượng so với kế hoạch giao, gây nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Công tác báo cáo định kỳ của một số chủ đầu tư, các ban quản lý dự án còn chưa thực hiện đúng quy định.

Bốn là, việc kiểm tra, giám sát chưa được các cơ quan QLNN, chủ đầu tư,

Ban QLDA coi trọng đúng mức, hầu như chưa phát huy được hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói chung, ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN nói riêng chưa đi vào chiều sâu. Các cuộc tiến hành thanh, kiểm tra, giám sát trên số lượng đầu cơng trình/dự án thấp, nhiều sai phạm chưa được phát hiện kịp thời.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và yếu kém là do một số đơn vị tư vấn chưa có trách nhiệm cao trong cơng tác lập quy hoạch, một số quy hoạch mới lập đã phải bổ sung, điều chỉnh; quy trình cơng tác chuẩn bị đầu tư còn chưa được quản lý một cách chặt chẽ; ý thức, trách nhiệm của một số chủ đầu tư cịn hạn chế, khơng chủ động thực hiện đúng các quy định về đầu tư xây dựng của Nhà nước, các hướng dẫn của cơ quan cấp trên.

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ (1) (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w