Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ (1) (Trang 82 - 84)

- Khoảng trống về thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu

K t K

2.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên

Hiện nay, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 3 phương thức vận tải là đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, trong đó tập trung chủ yếu trên tuyến đường bộ. Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh hiện có tổng chiều dài gần 6.200 km, gồm tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với tổng chiều dài hơn 26,5 km, quốc lộ có 4 tuyến với tổng chiều dài hơn 103,7 km, đường tỉnh có 15 tuyến với tổng chiều dài hơn 390,3 km, đường đơ thị có tổng chiều dài hơn 115 km, đường huyện có tổng chiều dài hơn 433 km, đường xã có tổng chiều dài hơn 869,9 km, đường thơn và nội đồng có tổng chiều dài hơn 4.200 km.

Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2017, toàn tỉnh đã xây dựng hoàn thành 115 km đường tỉnh. Trong đó, hồn thành các tuyến đường ĐT.376, ĐT.378 đoạn Xuân Quan - thành phố Hưng Yên; hoàn thành giai đoạn 1 ĐT.379 và cầu Bắc Hưng Hải. Đây là các đường trục chính của tỉnh, sau khi hồn thành các tuyến đường đã phát huy hiệu quả đầu tư, tăng cường kết nối và năng lực

vận tải trên toàn hệ thống. Ngoài ra, triển khai xây dựng ĐT.386 đoạn thị trấn Trần Cao - bến phà La Tiến, cầu Minh Tân trên tuyến đường ĐT.386; các cầu mới như cầu Bà Sinh trên đường ĐT.385, cầu Lạng trên đường ĐT.380, cầu Khé, cầu Hồng Tiến trên đường ĐT.384 để thay thế cầu yếu, cũ khơng bảo đảm tải trọng HL93.

Ngồi ra, Hưng n đã phối hợp hoàn thiện tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phịng; hồn thành đầu tư xây dựng cầu Lực Điền và đoạn tuyến QL.39 theo quy hoạch dài 3,2 km; xây dựng cầu Tràng, cầu Cáp trên tuyến QL.38B. Hiện nay, sở đang tích cực phối hợp triển khai xây dựng nâng cấp, cải tạo QL.38 đoạn Cống Tranh - Trương Xá; dự án BOT quốc lộ 38 đoạn từ cầu Yên Lệnh đến nút giao Vực Vòng (Hà Nam) và dự án tuyến đường nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình. Tuyến đường vành đai 4 đoạn nối đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với QL.5 đang thực hiện nghiên cứu BOT.

Các dự án trên sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ là điểm nhấn, tạo động lực cho các hoạt động giao thương trên địa bàn tỉnh và khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các dự án nêu trên, cơng tác QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB cũng gặp những khó khăn, vướng mắc như: nhiều gói thầu thi cơng đều chậm tiến độ so với hợp đồng, một số gói thầu phải gia hạn nhiều lần, theo tiến độ vốn cấp; một số gói thầu chưa hồn thành việc giải phóng mặt bằng do khó khăn về nguồn vốn thực hiện. Trước tình hình trên, tỉnh Hưng Yên đã triển khai thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc như:

Thứ nhất, dự án đường 200, tỉnh Hưng n đã rà sốt tồn bộ dự án cắt

giảm một số hạng mục không cần thiết, tiết kiệm được hơn 140 tỷ đồng; tích cực làm việc với các bộ liên quan, thống nhất bố trí khoảng 256 tỷ đồng để dự án tiếp tục được thi công và đưa vào sử dụng theo kế hoạch được phê duyệt.

Thứ hai, dự án đường nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường

cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, tỉnh Hưng Yên đã đề nghị các Bộ bố trí vốn theo danh mục đầu tư đã được phê duyệt để dự án tiếp tục thi công theo từng giai đoạn, phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Trước mắt, đề nghị các Bộ bố trí vốn làm một phần đường (hai làn xe) để thông tuyến, phát huy hiệu quả khi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phịng hồn thành đưa vào sử dụng.

Thứ ba, đối với những dự án thi công chậm tiến độ do nhà thầu năng lực

yếu, kém, dừng thi công không lý do, UBND tỉnh kiên quyết chấm dứt hợp đồng với các nhà thầu này.

Thứ tư, về giải phóng mặt bằng, tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư tiếp tục phối

hợp với các huyện đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giao mặt bằng sạch cho nhà thầu thi cơng cơng trình đảm bảo tiến độ.

Mặc dù điều kiện tự nhiên của tỉnh Hưng Yên có nhiều thuận lợi để ĐTXD KCHTGTĐB, là tỉnh đồng bằng, đồng thời gần các trung tâm kinh tế lớn. Tuy nhiên, sau khi tái lập tỉnh xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung cịn chậm và thiếu tầm nhìn dài hạn. Đặc biệt, quy hoạch xây dựng KCHTGTĐB của tỉnh bị động khi thực hiện phát triển giao thơng quốc gia. Vì vậy, quy hoạch chung và quy hoạch kết nối giao thông tỉnh và Trung ương gặp nhiều vướng mắc. Từ đó QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sử dụng thấp, lãng phí...

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ (1) (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w