- Khoảng trống về thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu
K t K
3.2.1.2. Thực trạng công tác kế hoạch
Kế hoạch là công cụ quản lý kinh tế chủ yếu của nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Kế hoạch ĐTXD KCHTGTĐB là một bộ phận trong Kế hoạch đầu tư công của tỉnh, là tổng hợp các nhu cầu đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực xây dựng KCHTGTĐB. Kế hoạch ĐTXD KCHTGTĐB tác động vào hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB, từ bước chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và nghiệm thu đưa vào sử dụng. Kế hoạch được xây dựng tốt, khả thi là một điều kiện tiên quyết để các cơ quan QLNN quản lý hiệu quả hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN.
Kế hoạch đầu tư công hàng năm và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được UBND tỉnh Hà Nam trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thơng qua sau đó phê duyệt và giao cho các cơ quan đơn vị thực hiện vào quý IV của năm trước, đảm bảo kịp thời, phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý NSNN. Việc phân bổ kế hoạch đầu tư công hàng năm, trung hạn của tỉnh Hà Nam phải đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chí như sau [61]:
Thứ nhất, phải phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội nói chung và phát triển KCHTGTĐB 5 năm, hàng năm của tỉnh và phải tập trung cho các dự án thực hiện các Nghị quyết chuyên đề thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX; Chương trình xây dựng nơng thơn mới,...
Thứ hai, việc phân bổ phải đảm bảo đảm các quy định của Luật Đầu tư
cơng, Luật Ngân sách nhà nước; Bố trí vốn tập trung, khắc phục tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải.
Thứ ba, bố trí vốn cịn thiếu cho những dự án do UBND huyện/ thành phố
làm chủ đầu tư được hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh để hoàn thành các dự án đúng tiến độ.
Thứ tư, thứ tự ưu tiên trong phân bổ kế hoạch đầu tư vốn cân đối ngân
sách như sau: (1) Bố trí thanh tốn nợ xây dựng cơ bản; (2) Hoàn ứng trước ngân sách tỉnh; (3) Bố trí vốn đối ứng ODA (phần ngân sách địa phương phải bố trí); (4) Bố trí cho các dự án chuyển tiếp (đối với các dự án hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020, tiết kiệm 10% vốn đầu tư, bố trí 90% so với tổng mức đầu tư của dự án); (5) Bố trí cho các dự án khởi cơng mới (các dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc có quyết định đầu tư).
Ngồi ra, UBND tỉnh Hà Nam cịn chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các huyện/ thành phố trong quá trình tổ chức thực hiện từng nội dung cụ thể của kế hoạch theo từng năm phải tuân thủ các nội dung sau:
Một là, chỉ bố trí vốn hàng năm cho các dự án thuộc danh mục các dự án
đầu tư trong kế hoạch vốn đầu tư hàng năm và kế hoạch vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được duyệt. Dự án khởi cơng mới phải có quyết định phê duyệt dự án đến ngày 31 tháng 10 năm trước kế hoạch.
Hai là, chỉ được thực hiện dự án trong phạm vi kế hoạch vốn trung hạn đã
được bố trí. Rà sốt quy mơ các dự án chuyển tiếp, khởi cơng mới khơng được bố trí đủ vốn để phân kỳ đầu tư, xác định điểm dừng kỹ thuật phù hợp với mức vốn. Ưu tiên đầu tư các hạng mục cơng trình cần sớm đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư. Chưa đầu tư các dự án, hạng mục chưa thật sự cấp bách để không phát sinh nợ cơng.
Trên cơ sở các quy định của Chính phủ, UBND tỉnh Hà Nam, tác giả tổng hợp, xây dựng quy trình quản lý nhà nước trong lập kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân sách tỉnh tại tỉnh Hà Nam như sau:
UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về lập kế hoạch ĐTC
Sở Kế hoạch và Đầu tư Các Sở, ban, ngành và hướng dẫn lập kế hoạch UBND các huyện, thành phố
ĐTC; thẩm định trình xây dựng kế hoạch ĐTC UBND tỉnh
UBND tỉnh xem xét, thảo luận trình HĐND tỉnh
HĐND tỉnh xem thơng qua tại kỳ họp HĐND tỉnh
UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt kế hoạch ĐTC
Các Sở, ngành, UBND Sở Kế hoạch và Đầu tư theo huyện, thành phố triển khai dõi, kiểm tra, giám sát; định
thực hiện kế hoạch ĐTC kỳ báo cáo UBND tỉnh
Hình 3.3: Quy trình quản lý nhà nước trong lập kế hoạch đầu tư công nguồn vốn ngân sách tỉnh
Bảng 3.6: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 ngành giao thông vận tải tỉnh Hà Nam
Đơn vị: Triệu đồng
Lũy kế bố Kế hoạch trung hạn
Tổng mức giai đoạn 2016-2020
TT Danh mục đầu tư trí đến hết KH 2018 -
31/12/2015 Tổng số
2020
1 Nguồn vốn cân đối 2.579.649 411.125 178.615
ngân sách địa phương 137.000
2 Nguồn thu để lại chưa 26.220.825 3.780.713 1.804.916 1.804.916 đưa vào cân đối NS
3 Nguồn vốn ngân sách 2.021.814 639.357 282.670 282.670 Trung ương
4 Vốn Trái phiếu chính 1.250.000 - 720.000 720.000 phủ
Tổng cộng 32.072.288 4.831.195 2.986.201 2.944.586
Nguồn: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Hà Nam [61]