Đẩy mạnh cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ (1) (Trang 160 - 164)

- Khoảng trống về thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu

K t K

4.2.6. Đẩy mạnh cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách

đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách nhà nước

Cùng với việc thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp như trên, trong hoạt động QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN còn một vấn đề hết sức quan trọng, cốt lõi đó là cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí, bởi vì ĐTXD và chi tiêu ngân sách nhà nước là các hoạt động, lĩnh vực rất dễ xảy ra hiện tượng tham nhũng, lãng phí làm giảm hiệu quả đầu tư, gây bức xúc trong xã hội. Vì vậy, giải quyết vấn đề tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng NSNN cho hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB là điều hết sức quan trọng.

Để khắc phục hiện tượng tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng NSNN cho hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng

chống tham nhũng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các Sở, ngành, chủ đầu tư, Ban QLDA liên quan trực tiếp đến hoạt động QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Đẩy mạnh việc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, gắn với cải cách thủ tục hành chính, phát huy dân chủ, tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng, thực hiện cơng khai dự tốn, quyết tốn ngân sách hàng năm, công khai số liệu về nợ công…

Các cơ quan về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại địa phương cần thiết lập và duy trì đường dây nóng, cơng khai hộp thư điện tử… phục vụ cho việc nắm bắt kịp thời thông tin phản ánh từ người dân, doanh nghiệp góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý trong lĩnh vực ĐTXD.

Hai là, thường xuyên thực hiện rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới

hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, định mức trong phạm vi chức năng QLNN thuộc cấp có thẩm quyền. Xây dựng, hồn thiện quy chế đảm bảo thực hiện nghiêm, đầy đủ các quy định của nhà nước trong quản lý, sử dụng vốn NSNN cho ĐTXD KCHTGTĐB.

Ba là, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về xử lý trách nhiệm của

người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN khi để xảy ra các hiện tượng tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình quản lý.

Bốn là, tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra tài chính tập trung vào các

lĩnh vực trọng điểm, dễ xảy ra vi phạm trong quá trình ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN như: quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng, quản lý khối lượng, chất lượng thi công, quản lý đấu thầu, thực hiện cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư…

Theo kết quả điều tra xã hội học của tác giả, 06 giải pháp được đưa ra lấy ý kiến và đều nhận được sự đồng thuận với tỷ lệ cao, điều này đồng nghĩa các giải pháp này có tầm quan trọng đối với việc hồn thiện QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam trong thời gian tới (Hình 4.2).

Hình 4.2: Đánh giá về các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách

nhà nước tại tỉnh Hà Nam

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN có vai trị quan trọng để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đối với tỉnh Hà Nam, kể từ khi tái lập tỉnh, mạng lưới GTĐB có bước phát triển mạnh mẽ, hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN đã thu được những thành tựu quan trọng, góp phần vào q trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù tỉnh chủ trương đa dạng hóa nguồn lực cho đầu tư phát triển nói chung và ĐTXD KCHTGTĐB nói riêng nhưng vốn đầu tư từ NSNN vẫn đóng vai trị quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả đã luận giải một số vấn đề thuộc về phạm trù khung lý thuyết cũng như phân tích, đánh giá thực tiễn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ

tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam để đưa ra

nhận xét, đánh giá và kết luận về các vấn đề sau:

1. Nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề chung về quản lý nhà nước về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN như quan niệm, đặc điểm của ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN; các giai đoạn của quá trình ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN cũng như quan niệm và các nguyên tắc QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN và vai trò của QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Đây chính là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN ở tỉnh Hà Nam trong chương tiếp theo.

2. Phân tích nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ĐTXD từ NSNN cho phát triển KCHTGTĐB nhằm tạo tiền đề để tác giả luận giải nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam.

3. Trong khuôn khổ đề tài luận án, tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN của Vĩnh Phúc và Hưng Yên là 2

tỉnh có điều kiện tương đồng với tỉnh Hà Nam để chỉ ra những thành công và hạn chế về QLNN đối với ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam.

4. Phân tích thực trạng QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 - 2017 trên từng phương diện đã nêu ở phần trước như trong công tác ban hành và thực thi các chính sách, pháp luật; lập quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và trong thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Qua đó, đưa ra những đánh giá chung về công tác này, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại và luận giải nguyên nhân của những thành cồn và hạn chế đó.

5. Dựa trên những phân tích, đánh giá về hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại Hà Nam trong giai đoạn 2011 - 2017, phương hướng và mục tiêu QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam, luận án đã đề xuất 06 giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN đến năm 2025 và sớm hoàn thành các mục tiêu xây dựng KCHTGTĐB tại tỉnh Hà Nam./.

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ (1) (Trang 160 - 164)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w