Xem khoả n1 Điều 28 Luật HN&GĐ năm

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 65 - 67)

52

khi chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng bị tuyên bố vơ hiệu tồn bộ.59 Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định chỉ được áp dụng khi vợ chồng không lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc tuy có lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận nhưng chế độ đó bị vơ hiệu tồn bộ. Do đó, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng phải tùy thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng lựa chọn áp dụng.

Để tư vấn đúng, chính xác, có hiệu quả các vụ việc về xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng cần vận dụng linh hoạt các kỹ năng tư vấn và các phương thức tư vấn phù hợp với bối cảnh của từng loại vụ việc cụ thể.

1.1. Kỹ năng xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng trong chế độ tài sản theo thỏa thuận tài sản theo thỏa thuận

Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng được các bên lập ra trước khi kết hơn và chỉ có hiệu lực khi các bên kết hôn. Việc tư vấn về xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong chế độ tài sản theo thỏa thuận có thể đặt ra trong hai trường hợp:

- Tư vấn cho các bên nam nữ xác định các tài sản là tài sản chung, tài sản riêng khi xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận trước khi kết hôn.

- Tư vấn cho các bên nam nữ xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng trong chế độ tài sản theo thỏa thuận khi có tranh chấp.

1.1.1. Kỹ năng tư vấn về xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng khi xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận khi xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận

Việc lựa chọn xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận trước khi kết hôn là quyền của các bên nam, nữ trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận. Chế độ tài sản theo thỏa thuận có thể được xác lập theo một trong các hướng lựa chọn sau: i) chế độ tài sản theo thỏa thuận bao gồm có cả tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng; ii) chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng chỉ có tài sản chung mà khơng có tài sản riêng; iii) chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng chỉ có tài sản riêng mà khơng có tài sản chung. Dù với bất cứ lựa chọn nội dung nào thì trong chế độ tài sản theo thỏa thuận vẫn phải qui định rõ về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau, đối với gia đình, con cái và đối với người thứ ba. Người tư vấn cần nắm bắt được nội dung các yêu cầu, mong muốn của các bên để có thể tư vấn đúng với nguyện vọng, mong muốn của các bên khi xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận. Trong quá trình xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản, người tư vấn cần tơn trọng ý chí tự nguyện và quyền quyết định của các bên trong việc xác định các nội dung của chế độ tài sản theo thỏa thuận, tuy nhiên có thể tư vấn để cho các bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ tài sản của mình liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình và thực hiện các nghĩa vụ chung đối với người thứ ba.

59

Xem điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư liện tịch số 01/2016/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BỘ TƯ PHÁP ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi hành một số qui định của Luật HN&GĐ

53

- Kỹ năng tư vấn đối với trường hợp xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận bao gồm cả tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Đây là trường hợp thông thường, phổ biến nhất, đồng thời đảm bảo được lợi ích của cả hai bên vợ chồng và lợi ích của gia đình trong thời kỳ hơn nhân nên thường được các khách hàng lựa chọn áp dụng. Khi tư vấn về nội dung của chế độ tài sản theo thỏa thuận bao gồm cả tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng cần tư vấn rõ về các căn cứ để phân định tài sản chung, tài sản riêng; các trường hợp tài sản chung chuyển hóa thành tài sản riêng hoặc ngược lại, tài sản riêng chuyển thành tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo thỏa thuận của các bên. Các căn cứ để phân định tài sản chung, tài sản riêng do các bên có thể tự thỏa thuận hoặc các bên cũng có thể thỏa thuận áp dụng các căn cứ xác định các loại tài sản đó theo qui định của chế độ tài sản luật định.

- Kỹ năng tư vấn đối với việc xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận chỉ có tài sản chung mà khơng có tài sản riêng. Việc thỏa thuận lựa chọn chế độ tài sản chỉ có tài sản chung mà khơng có tài sản riêng đáp ứng được lợi ích tối đa của gia đình, nhưng việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ riêng về tài sản của các bên vợ chồng sẽ bị ảnh hưởng nhất định, đặc biệt khi vợ hoặc chồng phải thực hiện các nghĩa vụ riêng về tài sản như nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng, cấp dưỡng cho cha mẹ già yếu khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình, trả các khoản nợ riêng. Mặt khác, khi thỏa thuận vợ chồng chỉ có tài sản chung cũng có thể là mọi tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hơn thì sau khi kết hơn sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng, nên quyền định đoạt tài sản của vợ hoặc chồng đối với khối tài sản đó sẽ bị hạn chế. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến quyền thừa kế của những người thừa kế theo luật của mỗi bên vợ hoặc chồng. Quyền thỏa thuận về những tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng sau khi kết hôn là quyền của vợ chồng, nhưng sự thỏa thuận đó khơng được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người khác có liên quan thì sự thỏa thuận đó mới có giá trị pháp lý.

Ví dụ: anh X có một con riêng với người vợ trước đã chết. Sau khi vợ chết, anh X kết hôn với cô V. Trước khi kết hôn, anh X và cô V thỏa thuận xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, trong đó thỏa thuận mọi tài sản của anh X và cô V có trước khi kết hơn đều trở thành tài sản chung của hai người sau khi hai anh chị kết hôn. Sự thỏa thuận này ảnh hưởng trực tiếp tới quyền thừa kế của con riêng của anh X, cha mẹ đẻ của anh X đối với khối tài sản riêng của anh X có trước khi kết hơn. Do đó sự thỏa thuận đó sẽ khơng có hiệu lực pháp lý.60 Tư vấn viên cần tư vấn cho các bên khách hàng về cách thức giải quyết vấn đề này một cách hợp tình, hợp lý, thấu đáo mà khơng làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích chính đáng của người khác. Trong trường hợp này có thể tư vấn cho khách hàng rằng: chỉ những tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân mới trở thành tài sản chung của vợ chồng, dù bất kể từ nguồn gốc nào. Những tài sản

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 65 - 67)