Thực hành tư vấn xác định nghĩa vụ riêng, nghĩa vụ chung của vợ chồng

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 81 - 82)

3. Một số tình huống thực hành tƣ vấn pháp luật

3.1. Thực hành tư vấn xác định nghĩa vụ riêng, nghĩa vụ chung của vợ chồng

* Vụ việc thứ nhất:

Trong thời kỳ hôn nhân với ông U, bà N vay của ông T số tiền 350.000.000 đ với mục đích mua cổ phần xe buýt và đầu tư mua xe mới. Việc vay giữa ông T và bà N có giấy thỏa thuận vay tiền và hợp đồng vay. Ngày 6/5/2019, ông T và bà N ra Văn phịng cơng chứng HK ký 4 hợp đồng vay tài sản khơng có bảo đảm với số tiền 350.000.000 đ. Việc vay chỉ diễn ra giữa ông T và bà N, ông U chồng bà N khơng biết, vì bà N là người làm ra kinh tế trong gia đình, mọi giao dịch đều do bà N thực hiện. Vì là chỗ quen biết nên ơng T khơng tính lãi xuất. Nay bà N chưa trả ơng T tiền theo các Hợp đồng vay tài sản trên. Ông T yêu cầu bà N và ơng U phải có trách nhiệm thanh tốn trả ơng tồn bộ số tiền cịn nợ trên. Theo ơng T, do bà N là người đứng ra vay cho gia đình với mục đích kinh doanh vận tải nên cả bà N và ơng U phải có trách nhiệm trả nợ ông số tiền trên.

Hãy tư vấn cho ơng T về việc địi khoản nợ trên mà bà N vay ông.

Trong vụ việc này, khi tư vấn cần xác định được vấn đề cơ bản nhất là khoản tiền bà N vay ông T là nợ chung của vợ chồng hay nợ riêng của bà N. Để thực hiện tư vấn vụ việc này, cần làm rõ một số vấn đề sau:

- Xác định mục đích của việc vay tiền của bà N là để làm gì? Việc bà N vay tiền của ơng T là có thật và hợp đồng vay tiền là hợp pháp?

- Việc bà N vay tiền ông T, ơng U chồng bà có biết khơng? Đối với vụ việc này, có thể thực hiện các bước tư vấn như sau:

+ Trước hết, cần xác định việc vay tiền, số tiền vay giữa bà N và ơng T là có thật, bởi vì đã được thể hiện rõ qua các hợp đồng vay tiền, số tiền vay qua các hợp đồng vay tiền được công chứng tại văn phịng cơng chứng HK.

+ Thứ hai, xác định mục đích của việc bà N vay 350000000 đồng của ông T là nhằm mục đích đầu tư kinh doanh vận tải, mà khơng phải vì đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

+ Thứ ba, việc thực hiện giao dịch vay tiền phát sinh trong thời kỳ hôn nhân của ông U và bà N nhưng chỉ do bà N giao dịch với ông T mà ông U hồn tồn khơng biết. Điều này khơng phù hợp với qui định về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng theo Luật

68

HN&GĐ74, bà N đã tự ý định đoạt, quyết định việc vay mà khơng bàn bạc, có sự thỏa thuận với ơng U, số tiền vay bà N đã sử dụng đầu tư kinh doanh như thế nào ông U cũng không hề biết. Trong trường hợp đầu tư kinh doanh thì theo qui định của Luật HN&GĐ, bà N phải bàn bạc, thỏa thuận với ông U, nếu ông U đồng ý với việc vay tiền thì ơng U có thể ủy quyền cho bà N vay. Trong trường hợp này bà N không hề bàn bạc với ông U, cũng không cho ông U biết việc kinh doanh của bà. Do đó bà N phải chịu trách nhiệm trả nợ khoản tiền vay một mình.

+ Thứ tư, ơng T cho rằng bà N vay tiền để đầu tư kinh doanh vận tải cho gia đình, nhưng chính ơng T cũng thừa nhận việc vay chỉ diễn ra giữa ông T và bà N mà ông U không hề biết, không tham gia vào giao dịch vay, nên ơng T khơng thể địi vợ chồng ông U bà N trả tiền cho mình mà chỉ có thể địi bà N phải trả ơng khoản tiền bà N đã vay ông.

+ Thứ năm, xác định quan hệ pháp luật: là quan hệ vay tiền giữa một bên là vợ với người thứ ba trong thời kỳ hôn nhân, là giao dịch dân sự về hợp đồng vay tài sản.

+ Thứ sáu, xác định các căn cứ pháp luật để giải quyết: các qui định của BLDS về hợp đồng vay tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng (các Điều 29, 33, 35, 45…Luật HN&GĐ năm 2014)

+ Thứ bảy: xác định các giải pháp giải quyết yêu cầu của ông T: trong trường hợp này cần khẳng định rằng ơng T chỉ có quyền yêu cầu bà N trả nợ cho ông, ông T khơng có quyền địi ơng U cùng trả nợ với bà N. Do đó có thể tư vấn cho ông T hai cách yêu cầu bà N trả tiền: i) thứ nhất, yêu cầu bà N tự nguyện trả ông số tiền đã vay trong một thời gian nhất định do hai bên thỏa thuận; ii) thứ hai, trong trường hợp bà N không tự nguyện trả ơng T số tiền đã vay thì ơng T có quyền khởi kiện ra tòa án yêu cầu bà N trả nợ. Người tư vấn có thể đưa ra hai phương thức giải quyết như trên cho ơng T và phân tích cho ơng T những ưu điểm, hoặc hạn chế của từng phương thức để ông T lựa chọn quyết định.

Trong trường hợp trên nên tư vấn cho ơng T cách giải quyết sao cho có tình có lý và giữ được tình cảm giữa những người quen biết, để không làm phát sinh mâu thuẫn mới giữa ông T và bà N.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)