Xem Điều 80 Luật HN&GĐ năm

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 74 - 76)

61

2.2. Tư vấn các vụ việc xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng vợ chồng

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế có thể làm phát sinh các tranh chấp về việc xác định nghĩa vụ chung hay nghĩa vụ riêng của vợ chồng về tài sản. Để tư vấn đúng, chính xác việc xác định các nghĩa vụ chung hay nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng cần nắm chắc và phân định được các căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng.

* Kỹ năng tư vấn về các căn cứ xác định nghĩa vụ chung:

Việc tư vấn về xác định nghĩa vụ chung của vợ chồng cần dựa trên các căn cứ sau:

- Thứ nhất, do sự thỏa thuận của vợ chồng khi xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch. Các giao dịch được xác lập, thực hiện có sự thể hiện ý chí chung, thống nhất của vợ chồng thì vợ chồng cùng có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về tài sản phát sinh từ các giao dịch đó. Do đó, sự thỏa thuận của vợ chồng khi xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ chung của vợ chồng về tài sản. Ngược lại, các giao dịch được xác lập, thực hiện khơng có sự thể hiện ý chí của cả hai vợ chồng thì về nguyên tắc, người chồng hoặc vợ xác lập, thực hiện giao dịch đó phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về tài sản phát sinh từ giao dịch đó bằng tài sản riêng, trừ trường hợp các giao dịch được xác lập vì nhu cầu thiết yếu của gia đình.

- Thứ hai, do một bên xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch trên cơ sở đại diện. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng phát sinh trên cơ sở đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Khi vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện các giao dịch trên cơ sở đại diện tức là vợ hoặc chồng có quyền thay mặt chồng hoặc vợ mình thực hiện các giao dịch đó, các giao dịch đó thể hiện ý chí chung của cả hai vợ chồng, nên làm phát sinh các nghĩa vụ chung của vợ chồng về tài sản. Do đó, các nghĩa vụ phát sinh là nghĩa vụ chung của vợ chồng và được thanh toán từ tài sản chung.

- Thứ ba, căn cứ vào mục đích của việc xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch. Mục đích của việc xác lập các giao dịch được phân biệt thành hai loại mục đích cơ bản là nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc khơng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Nhu cầu thiết yếu của gia đình được xác định theo qui định tại khoản 20 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014. Cần chú ý rằng, các giao dịch đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì đương nhiên sẽ phát sinh trách nhiệm tài sản chung của vợ chồng, nhưng các giao dịch vì lợi ích của gia đình có phạm vi rộng hơn, nên trong nhiều trường hợp cần có sự thỏa thuận thống nhất của vợ chồng mới phát sinh nghĩa vụ chung. Ví dụ: nếu người chồng tự ý vay tài sản để đầu tư kinh doanh mà khơng có sự bàn bạc với vợ (dù với mục đích tăng thêm tài sản cho gia đình, vì lợi ích của gia đình) thì nếu xảy ra rủi ro, thua lỗ, người chồng phải chịu trách nhiệm bằng tài sản

62

riêng vì đó là nghĩa vụ riêng của người chồng, trừ trường hợp vợ chồng thỏa thuận thanh toán bằng tài sản chung.

- Thứ tư, các trường hợp do pháp luật qui định: đó là các trường hợp pháp luật qui định là nghĩa vụ chung của vợ chồng như bồi thường thiệt hại do con gây ra; nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung như việc đóng thuế quyền sử dụng đất chung của vợ chồng...

* Kỹ năng tư vấn về các căn cứ xác định nghĩa vụ riêng của vợ hoặc chồng:

Tư vấn về căn cứ xác định nghĩa vụ riêng của vợ hoặc chồng có thể phân biệt qua các trường hợp sau:

- Thứ nhất, các nghĩa vụ tài sản phát sinh trước khi kết hôn. Trước khi kết hôn, mỗi bên vợ, chồng có thể tham gia các giao dịch tài sản vì lợi ích của bản thân thì vợ, chồng phải chịu trách nhiệm thanh toán các nghĩa vụ tài sản phát sinh từ các giao dịch đó bằng tài sản riêng, kể cả khi các nghĩa vụ tài sản này vẫn chưa được thanh toán khi các bên kết hôn, trừ trường hợp vợ chồng thỏa thuận thanh toán bằng tài sản chung.

- Thứ hai, các nghĩa vụ tài sản phát sinh trong việc thực hiện quyền của chủ sở hữu tài sản69. Vợ hoặc chồng là chủ sở hữu tài sản riêng của mình có nghĩa vụ chi trả các khoản chi phí trong việc thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, như chi phí bảo quản, tu bổ sửa chữa... tài sản riêng. Ví dụ: người chồng sở hữu một ngôi nhà là tài sản riêng có trước khi kết hơn, thì sau khi kết hơn việc đóng thuế đất có ngơi nhà đó là nghĩa vụ riêng của người chồng. Tuy nhiên cần phân biệt với trường hợp, tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được sử dụng để “duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình”, hoặc “hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình” thì nghĩa vụ phát sinh liên quan đến những tài sản riêng này được thanh toán bằng tài sản chung. Ví dụ: nhà là tài sản riêng của người chồng được dùng để cho thuê và tiền thuê nhà đó chi dùng cho sinh hoạt hàng ngày của cả gia đình thì tiền thuế đất hàng năm hoặc chi phí sửa chữa, bảo quản ngơi nhà đó được thanh tốn bằng tài sản chung, là nghĩa vụ chung của vợ chồng, chứ khơng cịn là nghĩa vụ riêng của người có tài sản.

- Thứ ba, các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên vợ hoặc chồng thực hiện khơng vì nhu cầu của gia đình.

- Thứ tư, nghĩa vụ phát sinh do hành vi vi phạm pháp luật. Trong thời kỳ hơn nhân, vợ hay chồng có hành vi vi phạm pháp luật thì đó là nghĩa vụ riêng của người đó và phải bồi thường bằng tài sản riêng, trừ trường hợp vợ chồng thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ đó bằng tài sản chung.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 74 - 76)