Xem khoả n1 Điều 129 Luật HN&GĐ năm 2014, Điều 29 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hịa XHCN Việt Nam và Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 193 - 197)

đề dân sự và hình sự giữa Cộng hịa XHCN Việt Nam và Liên bang Nga

176 Xem khoản 1 Điều 129 Luật HN&GĐ năm 2014, Điều 29 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hịa XHCN Việt Nam và Liên bang Nga đề dân sự và hình sự giữa Cộng hịa XHCN Việt Nam và Liên bang Nga

180

Chung H chưa làm thủ tục khai báo đăng ký kết hơn với chính quyền địa phương tại Việt Nam. Chị Phạm Thị M hiện đang cư trú tại Hải Phòng, anh Jung Chung H hiện đang sinh sống ở Hàn Quốc. Sau khi kết hôn anh chị khơng có nhiều thời gian chung sống cùng nhau do khoảng cách địa lý, bất đồng về tính cách, ngơn ngữ và khơng có khả năng đồn tụ gia đình. Ngày 2/6/2020 chị M có đơn u cầu Tịa án giải quyết cho anh, chị được ly hơn, anh Jung Chung H cũng có văn bản thể hiện quan điểm đồng ý với việc xin ly hôn của chị M, đề nghị Tòa án giải quyết cho anh ly hôn với chị M. Hãy tư vấn về những vấn đề có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu ly hôn của anh Jung Chung H và chị M.

Các bước tư vấn: Đối với vụ việc này, khi tư vấn cần thực hiện một số kỹ năng sau:

- Kỹ năng xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc: đây vụ việc ly hơn có yếu tố nước ngồi, vì có một bên đương sự là người nước ngoài và đang ở nước ngoài, một bên đương sự - chị M là người Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam nên vụ việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam, mà cụ thể là Tòa án cấp tỉnh, trong trường hợp này là Tòa án thành phố Hải Phòng, nơi chị M cư trú.

- Kỹ năng xác định quan hệ pháp luật trong vụ việc: cần chú ý rằng, trong vụ việc này, anh Jung Chung H và chị M đều có nguyện vọng giải quyết ly hơn, đều tự nguyện thể hiện ý chí trong việc ly hơn vì anh chị đều cho rằng quan hệ của hai anh chị là qun hệ vợ chồng. Tuy nhiên, về quan hệ nhân thân giữa hai anh chị: anh chị có đăng ký kết hơn tại cơ quan có thẩm quyền tại Hàn Quốc từ 15/01/2019 sau đó chị M về Việt Nam sinh sống, anh Jung Chung H vẫn sinh sống tại Hàn Quốc, hai anh chị cũng không làm thủ tục ghi chú việc kết hôn đã được cơ quan của Hàn Quốc giải quyết theo qui định của pháp luật Việt Nam theo Điều 48 Luật Hộ tịch, nên theo pháp luật Việt Nam, quan hệ giữa hai anh chị chưa được công nhận là quan hệ vợ chồng hợp pháp tại Việt Nam.

- Kỹ năng xác định pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của chị M và anh Jung Chung H: khi tư vấn cần chú ý xác định pháp luật áp dụng phải xác định cả các qui định của pháp luật nội dung và qui định của pháp luật hình thức mới có đủ cơ sở để giải quyết yêu cầu của chị M và anh Jung Chung H. Trong vụ việc này, trên cơ sở phân tích về tính chất của quan hệ pháp luật thì giữa hai anh chị khơng được cơng nhận có quan hệ vợ chồng theo pháp luật Việt Nam nên không thể giải quyết cho anh chị ly hơn mà Tịa án sẽ tun bố khơng cơng nhận có quan hệ vợ chồng giữa hai bên. Do đó, căn cứ pháp luật được áp dụng là khoản 2 Điều 29, khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 37, điểm a khoản 1 Điều 39, điểm d khoản 1 Điều 469 BLTTDS; khoản 1 Điều 9, Điều 14, Điều 53, Điều 127 của Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014; Điều 48 Luật Hộ tịch.

- Kỹ năng đưa ra cách thức giải quyết: Tịa án sẽ khơng cơng nhận quan hệ vợ chồng giữa hai anh chị. Khi có quyết định có hiệu lực của Tịa án, hai anh chị được coi

181

chưa hề tồn tại quan hệ vợ chồng. Vì anh chị khơng sống cùng nhau, khơng có con chung và tài sản chung nên Tịa án khơng giải quyết.

* Tình huống thứ hai

Năm 2017 ông Đỗ Thành Đ và bà Chen Yuan-Y gặp nhau tại Đài Loan. Sau thời gian tìm hiểu ơng Đ và bà Chen Yuan-Y tiến tới hơn nhân năm 2018, có đăng ký kết hơn và được Ủy ban nhân dân huyện T cấp giấy chứng nhận đăng kết hôn số 72 ngày 01/8/2018. Sau khi kết hôn bà Chen Yuan-Y bảo lãnh ông Đ qua Đài Loan sinh sống và làm việc. Sau một năm ở Đài Loan, vợ chồng trở về sinh sống tại Việt Nam thì phát sinh mâu thuẫn, cãi vã nhau, tính tình khơng hợp, khơng cùng quan điểm nên bà Chen Yuan-Y quay trở lại Đài Loan sống; ông Đ vẫn ở lại Việt Nam. Các bên không liên hệ với nhau, tình cảm khơng cịn, mục đích hơn nhân khơng đạt. Ngày 10/12/2020, ông Đ khởi kiện ly hôn bà Chen Yuan-Y. Hãy tư vấn cho ông Đ về những nội dung cần thiết để giải quyết việc ly hôn.

Đối với vụ việc này cần thực hiện các kỹ năng và nội dung tư vấn sau:

- Kỹ năng xác định tính chất của quan hệ pháp luật: quan hệ giữa ông Đ và bà Chen Yuan-Y trong vụ việc là quan hệ vợ chồng và đây là vụ án ly hơn có yếu tố nước ngoài do yêu cầu của một bên. Quan hệ giữa ơng Đ và bà Chen Yuan-Y có đăng ký kết hơn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nên được công nhận là hơn nhân hợp pháp. Do đó, khi khơng thể sống chung hạnh phúc thì ơng bà có quyền u cầu ly hôn.

- Kỹ năng xác định các căn cứ pháp luật để giải quyết vụ việc: Để giải quyết yêu cầy ly hôn của ông Đ cần xác định được thực trạng quan hệ hôn nhân giữa hai ơng bà có thể hiện căn cứ ly hơn khơng, khả năng duy trì quan hệ hơn nhân… Việc xác định căn cứ ly hôn được áp dụng theo khoản 1 Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2014 do một bên yêu cầu.

- Kỹ năng xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết: đây là vụ án ly hơn có yếu tố nước ngồi, một bên đương sự là bà Chen Yuan-Y vẫn đang ở Đài Loan, bên công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam yêu cầu nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam và thuộc Tòa án cấp tỉnh nơi ông Đ thường trú giải quyết.

- Tư vấn về khả năng giải quyết: trong trường hợp này có thể thấy u cầu ly hơn của ơng Đ là có cơ sở, có căn cứ để giải quyết ly hơn vì thực tế quan hệ hơn nhân giữa hai ơng bà khơng có khả năng tiếp tục tồn tại, hai ơng bà bất đồng về quan điểm, tính tình khơng hợp, hay cãi vã nhau và thực tế không sồng cùng nhau mà đã ly thân gần 2 năm. Do đó ơng Đ có thể tin tưởng rằng yêu cầu ly hơn của ơng có thể được giải quyết.

* Tình huống thứ ba

Anh Vương Trọng Th và chị Đặng Thị T tìm hiểu nhau và có đăng ký kết hơn tại UBND xã C, huyện Y, tỉnh Nghệ An vào ngày 27/6/2016. Sau khi kết hôn hai vợ chồng về sinh sống tại nhà chồng tại Nghệ An. Trong quá trình chung sống với nhau thì xẩy ra nhiều mâu thuẫn, khơng hiểu nhau, vợ chồng khơng hịa hợp về mọi mặt,

182

khơng tìm được tiếng nói chung, hay cãi vã, gây khó chịu cho nhau. Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc và trầm trọng dẫn đến hơn nhân đổ vỡ. Vợ chồng mất hết tình cảm. Mặc dù đã được hai bên gia đình hịa giải nhưng khơng có kết quả. Vì vậy hai vợ chồng đã sống ly thân nhau từ năm 2018 đến nay. Vào tháng 9/2018 chị Đặng Thị T đã bỏ đi nước ngoài làm việc tại Cộng hịa liên bang Đức. Sau khi sang Đức thì chị vẫn liên lạc về với anh Th và bố mẹ đẻ của chị T thông qua mạng xã hội để hỏi thăm sức khỏe con chung. Chị khơng nói chuyện với Anh Th về địa chỉ của chị T ở đâu cả. Anh Th xác định tình cảm hiện tại khơng cịn, hơn nhân giữa vợ chồng khơng cịn, anh Th làm đơn xin ly hôn với chị Đặng Thị T. Về con chung: Vợ chồng có 01 con chung là cháu Vương Quốc Anh, sinh ngày 08/7/2016. Hiện tại cháu Anh đang ở với bố là anh Th, do anh Th trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Khi ly hôn, anh Th muốn được tiếp tục chăm sóc cháu Anh đến khi cháu đủ 18 tuổi. Anh Th không yêu cầu chị Đặng Thị T phải cấp dưỡng nuôi con. Về tài sản chung, vợ chồng khơng có, khơng u cầu Tịa án giải quyết. Hãy tư vấn cho anh Th về yêu cầu ly hôn của anh.

Hướng tư vấn đối với yêu cầu của anh Th ly hôn với chị T: người tư vấn cần thực hiện các kỹ năng tư vấn để tư vấn cho anh Th về những nội dung cơ bản sau:

- Kỹ năng xác định nội dung quan hệ pháp luật: là vụ án giải quyết ly hôn nhằm chấm dứt hôn nhân. Quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng đều là công dân Việt Nam nhưng do một bên yêu cầu ly hơn và là vụ án ly hơn có yếu tố nước ngồi vì có một bên đương sự đang ở nước ngồi - chị T đang ở Đức.

- Kỹ năng xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết: trong trường hợp này, các bên đương sự đều là công dân Việt Nam nhưng chị T đang ở Đức, không ở Việt Nam, việc giải quyết ly hôn phải thực hiện ủy thác tư pháp nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh theo qui định tại khoản 3 Điều 35 BLTTDS, trong trường hợp này là TAND tỉnh Nghệ An.

- Kỹ năng xác định cơ sở pháp lý để giải quyết: quan hệ giữa anh Th và chị T là quan hệ hôn nhân hợp pháp nhưng đã ly thân từ năm 2018, tình cảm giữa hai anh chị khơng cịn, hai người tính tình khơng hợp, thường xuyên có mâu thuẫn căng thẳng, cãi vã nhau, chị T cũng bỏ đi lao động ở Đức mà không quan tâm tới gia đình và con chung… nên có đủ căn cứ để giải quyết ly hôn theo qui định tại khoản 1 Điều 56 Luật HN&GĐ.

- Kỹ năng tư vấn giải quyết hậu quả pháp lý của việc ly hôn: giữa hai anh chị khơng có tài sản chung, khơng có nợ chung và khơng u cầu nên Tịa án khơng giải quyết. Hai anh chị có một con chung sinh năm 2016 và anh Th đang nuôi. Chị T bỏ đi không quan tâm đến con, và từ đó anh Th đã trực tiếp ni dưỡng, chăm sóc con, hơn nữa chị T vẫn đang ở Đức, do đó khi ly hơn nên giao con cho anh Th trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng để đảm bảo quyền, lợi ích của cháu bé, đảm bảo cuộc sống ổn định của cháu bé. Anh Th không yêu cầu chị T cấp dưỡng nuôi con, đây là sự tự nguyện của anh Th nên Tịa án có thể chấp nhận.

183

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG

1. Những nội dung cần tư vấn về kết hơn có yếu tố nước ngồi? Tìm một tình huống cụ thể và thực hiện tư vấn?

2. Tư vấn về một vụ việc cụ thể về kết hơn trái pháp luật có yếu tố nước ngồi? 3. Những nội dung cần tư vấn về xác định cha mẹ và con có yếu tố nước ngồi? Hãy tư vấn một tình huống cụ thể về việc xác định cha cho con có yếu tố nước ngồi?

4. Những nội dung cần tư vấn về nhận ni con ni có yếu tố nước ngoài? Tư vấn một vụ việc cụ thể người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo thủ tục giới thiệu trẻ em làm con ni nước ngồi?

5. Tư vấn về cách nhận diện vụ việc ly hơn có yếu tố nước ngồi? Hãy tư vấn một tình huống cụ thể về giải quyết u cầu ly hơn có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam?

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 2. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 3. Luật Hộ tịch năm 2014

4. Luật Nuôi con nuôi

5. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014

6. Luật Nhà ở năm 2014 7. Luật Đất đai năm 2013 6. Nghị định 19/2011/NĐ-CP 7. Nghị định 10/2015/NĐ-CP 8. Nghị định số 24/2019/NĐ-CP

9. Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước

10. Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) 11. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966) 12. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966)

13. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 193 - 197)