Trường hợp con sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 173 - 174)

Theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành, việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con được áp dụng đối với cá nhân người Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài153. Do đó khi tư vấn về các trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có yếu tố nước ngồi cần xác định có thể có các trường hợp sau:

- Cặp vợ chồng vơ sinh mà có ít nhất một bên vợ hoặc chồng là người nước ngồi có u cầu thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam;

- Người phụ nữ độc thân là người nước ngồi có có u cầu thực hiện kỹ thuật hộ trợ sinh sản tại Việt Nam.

Khi tư vấn về vấn đề này cần xác định về nguyên tắc: việc xác định lại quan hệ cha, mẹ đối với con sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không đặt ra. Người có yêu cầu thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con luôn được xác định là cha, là mẹ của đứa con được sinh ra, mà không phụ thuộc vào việc có nhận tinh trùng, nhận nỗn, nhận phơi từ người cho hay khơng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, việc tư vấn về xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngồi trong trường hợp con sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản còn tùy thuộc vào yêu cầu thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Do đó, khi tư vấn về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp con sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cần phân biệt các trường hợp sau:

- Thứ nhất, cặp vợ chồng vơ sinh có u cầu thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng của người chồng và noãn của người vợ. Đây là trường hợp cặp vợ chồng thỏa thuận dùng biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để đảm bảo việc thụ thai thành công. Khi phôi thai được thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được đưa vào tử cung của người vợ để chính người vợ ni dưỡng phơi thai và sinh con. Trong trường hợp này, cặp vợ chồng đã thực hiện thụ tinh trong ống

153

Xem khoản 3 Điều 1 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 qui định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

160

nghiệm được xác định là cha, mẹ của đứa con. Đứa con mang huyết thống di truyền của cả cha và mẹ là cặp vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Do đó, nếu đứa trẻ sinh ra có những dấu hiệu khơng giống với người cha hoặc người mẹ thì cặp vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm có quyền yêu cầu xác định lại quan hệ cha, mẹ, con. Trong trường hợp này, có thể có những sai sót, nhầm lẫn của cơ sở y tế khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, dẫn tới có khả năng sử dụng trứng hoặc tinh trùng của người khác mà không phải của cặp vợ chồng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

- Thứ hai, cặp vợ chồng vô sinh thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với trứng của người vợ và tinh trùng của người hiến tinh trùng. Trong trường hợp này đứa con sinnh ra chỉ mang huyết thống của người mẹ mà không cùng huyết thống với người cha, mà sử dụng tinh trùng của người hiến. Tuy nhiên, cặp vợ chồng thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vẫn được xác nhận là cha mẹ của đứa trẻ.

- Thứ ba, cặp vợ chồng vô sinh thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người chồng và noãn của người hiến noãn. Trường hợp này được áp dụng khi người vợ trong cặp vợ chồng vơ sinh khơng có nỗn hoặc nỗn không đảm bảo chất lượng để thụ thai. Trong trường hợp này đứa con sinh ra chỉ mang huyết thống di truyền của người bố mà không cùng huyết thống với người mẹ, nhưng cặp vợ chồng thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vẫn được xác định là cha mẹ của đứa trẻ.

- Thứ tư, cặp vợ chồng vô sinh thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với việc nhận phôi của người hiến phôi. Trường hợp này được thực hiện khi việc vô sinh là do cả hai vợ chồng, hai vợ chồng đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại. Khi đó đứa con sinh ra hồn tồn khơng mang huyết thống di truyền của cả bố và mẹ, nhưng cặp vợ chồng vẫn được xác định là cha mẹ của đứa trẻ, bởi cặp vợ chồng vô sinh đã tự nguyện nhận phôi của người khác để người vợ mang thai và sinh con.

- Người phụ nữ độc thân thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với trứng của mình và tinh trùng của người hiến tinh trùng. Trường hợp này có thể thực hiện theo hai cách là thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm. Trong trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm, trứng của người phụ nữ độc thân được lấy ra khỏi buồng trứng để đưa vào gặp tinh trùng của người hiến trong ống nghiệm để tạo thành phơi thai, sau đó đưa phơi thai vào tử cung của người phụ nữ độc thân để mang thai và sinh con. Đứa trẻ sinh ra có cùng huyết thống với người mẹ, và người phụ nữ độc thân được xác định là mẹ của đứa trẻ. Việc xác định người cha của đứa trẻ không đặt ra.

- Người phụ nữ độc thân thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với việc nhận phôi của người hiến. Trường hợp này được áp dụng khi người phụ nữ độc thân khơng có nỗn hoặc nỗn khơng đảm bảo chất lượng để thụ thai154. Phôi dư của cặp vợ chồng đã lập hợp đồng tặng cho được cấy vào tử cung của người phụ nữ độc thân trên cơ sở

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 173 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)