Thực hành tƣ vấn các vụ việc ly hôn

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 146 - 147)

5.1 Thực hành tư vấn các vụ việc về quyền u cầu ly hơn * Tình huống thứ nhất * Tình huống thứ nhất

Bà C đến Văn phịng Luật sư để được tư vấn đề vụ việc sau: Con trai của bà C là A (37 tuổi) kết hôn với B (34) tuổi được 8 năm. Cách đây 03 năm, anh A bị tai nạn giao thơng và sau đó mắc bệnh tâm thần. Khi mới biết anh A bị tâm thần, chị B vẫn chăm sóc anh A cẩn thận, chu đáo. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, chị B khơng quan tâm, chăm sóc anh A nữa. Có lẽ vì chị A đã chán cảnh chồng bệnh tật lại thêm phải chăm sóc con nhỏ (cháu nội của bà C là D - 5 tuổi). Trước đây, bà C không chung sống với con trai và con dâu. Tuy nhiên, sau khi anh A bị tai nạn, vì thương con, bà C đã về ở cùng các con để tiện chăm sóc con trai và đỡ đần con dâu. Hơn 01 năm gần đây, mỗi lần chị B đi làm về, nhìn thấy anh A là mắng nhiếc, chửi rủa và để mặc cho bà C chăm sóc anh. Có lần, vì anh A làm đổ bát cơm mà chị B lấy chổi đánh anh thậm tệ, để lại rất nhiều vết bầm tím trên da. Hoặc cũng có lần, sau khi bà C về quê vì lo cơng việc gia đình, khi trở lại nhà con trai, bà C thấy anh A bị vợ nhốt ra trước nhà dù trời đang mưa lạnh. Bà C hỏi rõ thì được biết là do anh A đi tiểu ra quần.

Bà C đã nhiều lần bảo chị B làm đơn ly hôn để hợp đôi đường cho chị đi lấy chồng, bà sẽ chăm sóc anh A. Nhưng chị B khơng đồng ý vì chị khơng muốn khi ra tịa thì tài sản sẽ bị chia đơi vì trước khi bị bệnh, anh A có mua 01 quyền sử dụng đất đứng. Bà C được tư vấn để tìm ra cách cho con trai bà được ly hơn với chị B. Ngồi ra, bà cũng có thắc mắc liên quan đến việc giải quyết tài sản chung và nuôi dưỡng cháu D trong trường hợp Toà án chấp nhận yêu cầu xin ly hôn.

Để giải quyết vụ việc này, người tư vấn cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, người tư vấn cần khẳng định với bà C là bà hồn tồn có thể u cầu ly hơn chị B thay cho anh A. Nhưng để thực hiện được điều này, bà cần phải yêu cầu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về việc

133

chứng minh là bà C có quyền yêu cầu, chứng minh căn cứ ly hôn, chứng minh tài sản chung của A và B cũng như tài sản riêng của A, chuẩn bị đủ hồ sơ và giấy tờ cần thiết để nộp đến Tồ án nhân dân có thẩm quyền.

- Thứ hai, tương ứng với những nội dung cần chuẩn bị ở trên, người tư vấn cần đặt thêm các câu hỏi liên quan đến những vấn đề đó, cụ thể là:

+ Về cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị:

Toà án nơi cư trú của chị B Người tư vấn có thể đặt ra những câu hỏi cho bà C như anh A và chị B hiện đang cư trú ở đâu? Anh chị có nơi cư trú chung khơng hay cư trú riêng? Bà C có giấy tờ chứng minh nơi cư trú của anh A và chị B không?...

Việc đặt ra những câu hỏi này để người tư vấn xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết để bà C được biết là: Toà án nhân dân cấp huyện nơi chị B cư trú (nếu khơng có tài sản ở nước ngoài); hoặc Toà án nhân dân cấp huyện nơi anh A cư trú (nếu đạt được thoả thuận với chị B). Sự việc sẽ thuận lợi hơn nếu như anh A và chị B có nơi cư trú chung.

+ Về việc chứng minh bà C có quyền u cầu ly hơn: người tư vấn có thể đặt những câu hỏi liên quan đến tình trạng bệnh tật của anh A như anh A bị mắc bệnh chính xác từ khoảng thời gian nào? Có kết luận của cơ quan hay tổ chức nào về việc anh bị mắc bệnh tâm thần khơng? Hiện nay anh A có đang điều trị thuốc chữa bệnh tâm thần khơng? Bà C có bệnh án của anh A khơng?...

Việc xác định này là rất quan trọng. Bởi theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014, bà C chỉ có quyền u cầu ly hơn cho anh A khi bản thân anh do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Trong trường hợp này, bà C có thể xuất trình ra Tồ án những tài liệu, chứng cứ liên quan như: Quyết định của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền; Bệnh án điều trị dài ngày…130

+ Về căn cứ ly hôn: Người tư vấn có thể đặt ra những câu hỏi cho bà C như bà có tài liệu, chứng cứ gì về việc chị B chửi rủa, đánh đập anh A? Có người nào biết đến việc chị B có những hành vi đó đối với anh A khơng? Bà có từng đi giám định đối với những tổn thương mà chị B đã gây ra cho anh A không?...

Việc đặt ra những câu hỏi này để người tư vấn làm rõ cho bà C hiểu rằng ngay cả khi bà C có quyền u cầu ly hơn thì Tồ án cũng chỉ chấp nhận yêu cầu của bà khi có căn cứ về việc anh A là nạn nhân của bạo lực gia đình do chị B gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của anh131

. Nếu bà C chỉ đưa ra ý kiến mà khơng có những tài liệu, chứng cứ có giá trị chứng minh thì Tồ án sẽ không chấp nhận yêu cầu của bà.

130

Điều 377 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 146 - 147)