Thực hành tư vấn giải quyết các vụ việc về tài sản của vợ chồng * Vụ việc thứ nhất

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 82 - 88)

3. Một số tình huống thực hành tƣ vấn pháp luật

3.2. Thực hành tư vấn giải quyết các vụ việc về tài sản của vợ chồng * Vụ việc thứ nhất

* Vụ việc thứ nhất

Anh H và chị M kết hôn hợp pháp từ năm 2010. Anh chị có hai con chung là cháu N sinh năm 2011 và cháu T sinh năm 2015. Năm 2018 chị M phát hiện mình bị ung thư vịm họng. Vợ chồng anh chị có khối tài sản bao gồm: tài sản chung là 2 căn nhà trị giá khoảng 30 tỷ đồng, một số tiền tiết kiệm 3 tỷ. Chị M còn được bố đẻ cho riêng một căn hộ chung cư trị giá 4 tỷ từ năm 2012, đứng tên chị và chị đang cho thuê. Lo lắng về sức khỏe của bản thân và lo cho tương lai của các con, chị muốn được tư

74

69

vấn làm cách nào để đảm bảo giữ lại tài sản cho các con, để quyền lợi về tài sản của các con không bị ảnh hưởng nếu chị mất, nhưng cũng khơng làm ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Chị cũng sợ rằng, sau khi chị mất, nếu chồng chị đi lấy vợ khác thì các con chị sẽ khơng được hưởng đầy đủ các quyền lợi về tài sản. Chị có nhu cầu muốn nhờ tư vấn giúp chị về việc này để đảm bảo quyền lợi vè tài sản cho hai con của chị khi chị khơng cịn sống.

* Khi tư vấn vụ việc này, người tư vấn cần xác định rõ một số nội dung cơ bản sau:

- Thứ nhất, trước hết cần động viên chị M trong việc chữa bệnh, điều trị, vì đối với căn bệnh này nếu phát hiện sớm vẫn có khả năng điều trị tốt và kéo dài tuổi thọ, nhất là khi các con chị cịn bé, rất cần có người mẹ bên cạnh chăm sóc, ni dưỡng, dạy bảo. Việc điều trị căn bệnh ung thư thì yếu tố tinh thần, sự lạc quan, tin tưởng rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả của việc điều trị. Bên cạnh đó, chị M cũng cần chuẩn bị về tài chính để chữa bệnh.

- Thứ hai, xác định rõ những tài sản là tài sản chung, những tài sản là tài sản riêng của chị M? Các tài liệu chứng minh về những tài sản này?

- Thứ ba, tìm hiểu xem ý định trên của chị M người chồng có biết khơng? Thái độ, phản ứng của người chồng như thế nào về việc chị M muốn định đoạt tài sản cho các con? Hai anh chị có thống nhất ý chí về việc này khơng? Nhấn mạnh rằng trong việc này, sự đồng thuận của hai vợ chồng rất quan trọng, vừa không gây căng thẳng, ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng, đồng thời là cơ sở để thực hiện tốt nhất quyền, lợi ích của các con.

- Thứ tư, xác định rõ mong muốn, nguyện vọng của chị M về việc bảo đảm quyền lợi về tài sản của các con theo cách thức nào? Tặng cho các con tài sản hay lập di chúc để lại tài sản cho con?

- Thứ năm, chị M định phân định tài sản cho các con như thế nào?

* Các bước tiến hành tư vấn: Trước hết cần xác định phương thức tư vấn và các kỹ năng cần thiết được sử dụng để tư vấn trong tình huống cụ thể này.

Xác định phương thức tư vấn: nếu chị M đến gặp và nêu yêu cầu tư vấn trực tiếp thì tư vấn bằng lời cho chị M. Nếu chị M muốn được thể hiện nội dung tư vấn bằng văn bản thì làm văn bằng tư vấn theo yêu cầu, mong muốn của chị M.

Các kỹ năng tư vấn cần thiết khi thực hiện tư vấn trực tiếp bằng lời: kỹ năng tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn; kỹ năng xác định vấn đề pháp lý; kỹ năng xác định pháp luật áp dụng và kỹ năng tìm kiếm các giải pháp và định hướng cho khách hàng.

Tiến hành tư vấn được thực hiện qua các bước sau:

- Thứ nhất, xác định rõ các tình tiết quan trọng của vụ việc như: tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng chị M; mong muốn của chị M; tình hình kinh tế của gia đình chị M; quan hệ giữa hai vợ chồng? Việc chữa bệnh của chị M và chi phí chữa bệnh?...

70

Để xác định được đầy đủ các tình tiết cần thiết làm cơ sở để đưa ra các giải pháp có thể lập một bảng hỏi để chị M cug cấp thông tin cần thiết.

- Thứ hai, xác định rõ yêu cầu, mong muốn của khách hàng trong yêu cầu tư vấn. Trong trường hợp này, mong muốn của chị M là muốn làm thế nào để đảm bảo quyền lợi về tài sản cho các con của chị nếu chị khơng cịn sống do bị ung thư. Người tư vấn cần nói rõ cho chị M biết chị chỉ có quyền định đoạt tài sản cho con chị đối với những tài sản là tài sản riêng của chị. Đối với những tài sản chung của vợ chồng chị chỉ có quyền định đoạt một nửa giá trị tài sản chung, nhưng việc định đoạt này cần có sự đồng ý của người chồng.

- Thứ ba, Xác định các tài sản chung, tài sản riêng của chị M, với các tài liệu minh chứng. Tình trạng của các tài sản đó: ví dụ nhà là tài sản riêng của chị M chị đang cho thuê; sổ tiết kiệm trị giá 3 tỷ là tài sản chung của vợ chồng ai đứng tên; tình trạng 2 căn nhà là tài sản chung của vợ chồng: đang sử dụng làm gì? Vợ chồng và các con đang ở đâu?...

- Thứ tư, cần làm rõ ý chí của anh H về việc này. Nên tư vấn cho anh chị nên trao đổi thẳng thắn với nhau để cùng nhau bàn bạc tìm phương án tốt nhất đảm bảo quyền lợi cho các con; chị M không nên dấu giếm anh H để tự phân định tài sản vì sẽ làm ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng. Khi vợ chồng cùng thống nhất cách giải quyết thì quyền lợi của các con cũng được đảm bảo thực hiện, ngay cả khi chị M khơng cịn.

- Thứ năm, xác định các vấn đề pháp lý đặt ra trong vụ việc này: căn cứ vào nguyện vọng của chị M là mong muốn đảm bảo quyền lợi cho 2 con của chị khi chị khơng cịn sống nên vấn đề pháp lý đặt ra là định đoạt tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng cho các con, do đó có thể theo 2 hướng tặng cho tài sản hoặc để lại thừa kế.

- Thứ sáu: Xác định pháp luật áp dụng: với hai cách thức để bảo vệ quyền lợi tài sản cho các con như trên thì các qui phạm pháp luật được áp dụng là các qui định về tài sản chung, tài sản riêng, quyền định đoạt tài sản của vợ chồng theo qui định của Luật HN&GĐ năm 2014 và các qui định về tặng cho tài sản hoặc thừa kế tài sản của bộ luật dân sự.

- Thứ bảy: xây dựng các giải pháp và định hướng cho chị M lựa chọn cách giải quyết: có thể tư vấn cho chị M có hai cách để thực hiện mong muốn của chị M và chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn, lợi ích trong từng cách thức giải quyết. Cụ thể là:

+ Phương án 1: Chị và anh H bàn bạc với nhau để thỏa thuận về việc tặng cho các con tài sản chung của vợ chồng. Chị M cũng có thể lập văn bản hợp đồng tặng cho 2 con tài sản riêng của chị là căn hộ chung cư trị giá 4 tỷ và cử người quản lý căn hộ đó cho con chị đến lúc thành niên. Đối với tài sản chung của vợ chồng, chị M có thể bàn với chồng lập văn bản thỏa thuận cho 2 con mỗi con một căn nhà, nếu anh H cũng nhất trí thì lập văn bản cơng chứng chuyển quyền sở hữu cho các con, nhưng anh H giữ quyền quản lý cho đến khi các con đủ 18 tuổi. Anh H và chị M chỉ nên định đoạt tài sản chủ yếu là 3 căn nhà, còn việc cho thuê hay khai thác giá trị của căn nhà, cũng

71

như khoản tiền tiết kiệm vẫn tiếp tục thực hiện, nhằm đảm bảo có thêm thu nhập duy trì đời sống gia đình.

Ưu điểm: Với phương án này vừa đảm bảo được quyền lợi cho các con, vừa tránh sự căng thẳng, rạn nứt về tình cảm giữa hai anh chị.

Khó khăn: để thực hiện được phương án này thì cần có sự thống nhất của cả hai vợ chồng, anh H cần hiểu và thông cảm với nguyện vọng của chị M, và thấy được nguyện vọng đó là chính đáng. Tuy nhiên quyền lợi của anh H sẽ có phần bị ảnh hưởng vì đã chuyển hết sang cho các con.

+ Phương án 2: chị M làm di chúc định đoạt phần tài sản riêng của mình cho các con. Phần tài sản riêng của chị M bao gồm căn hộ chung cư trị giá 4 tỷ và một nửa số tài sản chung giữa hai anh chị. Một nửa số tài sản chung là tài sản của anh H. Chị M có thể định đoạt trong di chúc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của chị để lại cho các con, nhưng anh H vẫn được ít nhất 2/3 suất của một người thừa kế theo luật, trừ trường hợp anh H thể hiện rõ ý chí bằng văn bản từ chối nhận di sản của chị H75.

Ưu điểm của phương án này: chị M vẫn thể hiện được ý chí của mình trong việc định đoạt để lại tài sản cho các con; khơng phụ thuộc nhiều vào ý chí của anh H như phương án 1.

Hạn chế: Do định đoạt tài sản bằng di chúc nên chỉ khi chị M khơng cịn di chúc mới có hiệu lực và được thực hiện và lúc đó di sản thừa kế mới được xác định rõ ràng, nên chị M khơng biết chính xác tổng số tài sản sẽ là di sản thừa kế; Mức tài sản để lại cho các con sẽ khơng được nhiều như phương án 1 vì chị M chỉ được định đoạt trong di chúc 1/2 tài sản chung so với phương án 1.

Trên cơ sở phân tích những ưu điểm, hạn chế, khó khăn khi thực hiện cũng như lợi ích của từng phương án, có thể định hướng cho chị M lựa chọn phương án phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của gia đình chị, đồng thời giữ được hịa khí trong gia đình.

* Vụ việc thứ hai

Anh D và chị Q đăng ký kết hôn tại UBND xã năm 2009. Chung sống với nhau đến tháng 5/2018 thì phát sinh mâu thuẫn nên hai bên sống ly thân. Ngày 19/6/2018 Tòa án nhân dân huyện Đức Huệ đã cơng nhận thuận tình ly hơn cho hai anh chị theo Quyết định số 68/2018/QĐST-HNGĐ, Khi giải quyết thuận tình ly hôn, hai anh chị chỉ yêu cầu giải quyết quan hệ hôn nhân và con chung, mà không yêu cầu giải quyết về tài sản chung. Sau khi ly hôn, các bên không thống nhất được về việc chia tài sản chung nên anh D có yêu cầu chia tài sản chung.

Theo anh D, anh chị có tài sản chung là hai thửa đất là thửa đất số 2024 với diện tích là 2350 m2 và thửa đất số 2025 với diện tích là 3760 m2. Cả hai thửa đất trên đều là đất lúa và hiện đang do chị Q đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và

75 Xem điều 644 và Điều 620 BLDS

72

chị Q đang quản lý sử dụng. Anh yêu cầu chia cho anh 2500 m2 diện tích đất ở cả hai thửa đất trên.

Theo chị Q thì diện tích đất thuộc hai thửa đất trên là tài sản riêng của chị Q, do chị Q vay mượn tiền của bố mẹ đẻ và anh em ruột của chị để mua, sinh sống, sử dụng, quản lý từ sau khi ly thân với anh D đến nay. Anh D khơng có cơng sức đóng góp gì nên hai thửa đất trên là của chị D.

Trong các bản tự khai và biên bản hòa giải ngày 11/6/2018, chị Q trình bày hai anh chị ly thân từ tháng 5/2018. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hai thửa đất trên giữa chị Q và ông Khải ghi ngày 27/11/2017 và được UBND xã chứng thực cùng ngày.

Hãy tư vấn cho anh D về yêu cầu được chia 2500m2

trong cả hai thửa đất trên là tài sản chung của vợ chồng.

* Xác định nội dung cần tư vấn: Nội dung cần tư vấn trong vụ việc này là:

- Tư vấn về việc chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hơn. Đây là một u cầu chính đáng của khách hàng trong trường hợp khi giải quyết thuận tình ly hơn, hai bên vợ chồng chưa giải quyết vấn đề tài sản chung.

- Xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung hay tài sản riêng? Căn cứ pháp lý? - Giải quyết yêu cầu của anh D: có cơ sở hay khơng?

* Các bước tư vấn:

- Trước hết, cần yêu cầu các bên trình bày rõ các căn cứ cho yêu cầu của mình. Anh D cho rằng hai thửa đất trên là tài sản chung của vợ chồng. Chị Q cho rằng hai thửa đất đó là tài sản riêng của chị, do chị vay tiền của bố mẹ đẻ và anh chị em ruột để mua trong khi hai vợ chồng ly thân.

- Cần xác định được quyền sử dụng đất đối với hai thửa đất trên là tài sản chung hay tài sản riêng, qua việc xác định các nội dung sau:

+ Xác định rõ căn cứ về việc chị Q vay tiền bố mẹ đẻ, anh chị em ruột để mua đất. Nếu chị Q nêu ra được và có các chứng cứ về việc vay tiền mua đất thì đất đó là tài sản riêng của chị; nếu chị không chứng minh được nguồn gốc của hai thửa đất đó thì hai thửa đất đó là tài sản chung của vợ chồng.

+ Xác định thời điểm chuyển nhượng quyền sử dụng đất: sự trình bày của chị Q không thống nhất với thực tế, chị Q trình bày là mua đất trong thời gian ly thân với anh D vào tháng 5/2018. Nhưng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hai thửa đất trên giữa chị Q và ông Khải được UBND xã chứng thực là ngày 27/11/2017, tức là khi anh D và chị Q chưa ly thân. Điều đó có nghĩa là việc xác lập quyền sử dụng đất đối với 2 thửa đất trên là trong thời kỳ hôn nhân, nên là tài sản chung của vợ chồng.

+ Việc chị Q đứng tên một mình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khơng có nghĩa là quyền sử dụng đất đối với hai thửa đất đó là tài sản riêng của chị.

73

- Việc xác định quyền sử dụng đất đối với hai thửa đất trên là tài sản chung là căn cứ để chia quyền sử dụng đất cho anh D theo yêu cầu của anh D. Anh D có yêu cầu chia cho anh 2500 m2 là ít hơn ½ diện tích đất của hai thửa đất trên nên có cơ sở để chấp nhận yêu cầu của anh D.

- Xác định các căn cứ pháp lý để áp dụng giải quyết: Điều 33, Điều 59 Luật HN&GĐ

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG

1. Kỹ năng tư vấn về xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng?

2. Kỹ năng tư vấn về xác định nghĩa vụ riêng, nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng?

3. Kỹ năng tư vấn giải quyết các vụ việc liên quan đến các giao dịch dân sự kinh tế do vợ, chồng xác lập, thực hiện?

4. Kỹ năng tư vấn giải quyết các tranh châp về tài sản mà vợ, chồng đưa vào sản xuất kinh doanh?

5. Kỹ năng tư vấn về các trường hợ chia tài sản chung của vợ chồng?

6. Xây dựng một tình huống để tư vấn xác định quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự 2015

2. Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015

3. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014

4. Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP

5. Luật Doanh nghiệp 2020

6. Luật Kinh doanh Bất động sản 2014

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)