Khoả n1 Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình năm

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 58 - 60)

45

* Tình huống thứ hai

Ơng A chung sống với bà B từ năm 1985, khơng có đăng ký kết hơn. Sau khi kết hôn, ông A và bà B ở chung với gia đình cha mẹ ơng A. Năm 1992, ông A và bà B mua một quyền sử dụng đất ở xã X và đã xây nhà kiên cố trên đó. Năm 2002, ơng A đăng ký kết hơn với bà C. Ngay sau đó, ơng A mua một quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất ở xã Y. Năm 2018, Toà án giải quyết thuận tình ly hơn cho ơng A và bà B, theo đó ơng A được nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất ở xã X. Năm 2019, bà C mua một quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất ở xã Z. Năm 2021, ơng A có đơn u cầu Tồ án xin ly hơn với bà C, yêu cầu chia tài sản chung là quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất ở xã Z. Tuy nhiên, bà C không đồng ý, bà yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật với ông A; không thừa nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất ở xã Z là tài sản chung; yêu cầu chia tài sản chung là quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất ở xã X và xã Y. Ông A đến tư vấn để được bảm đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình về vấn đề tài sản.

Để giải quyết vụ việc này, người tư vấn cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, người tư vấn cần giải thích rõ cho ơng A biết rằng dù bà C khơng chấp nhận ly hơn mà có u cầu Tồ án huỷ việc kết hơn trái pháp luật nhưng vì ơng A có đơn xin ly hơn trước nên Tồ án vẫn phải thụ lý vụ án ly hôn. Yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật của bà C được coi là có liên quan đến u cầu ly hơn nên có thể giải quyết trong cùng vụ ly hôn.

- Thứ hai, người tư vấn cần đặt thêm các câu hỏi liên quan đến quan hệ giữa ông A và bà C; liên quan đến tài sản là quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất ở xã X và xã Y. Ví dụ như: Tại thời điểm ông A và bà C kết hơn với nhau, bà C có biết là ơng A đang có vợ hợp pháp là bà B khơng? Quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất ở xã Y là do ông A mua bằng tiền của mình hay tiền chung với bà C? Ơng A có tài liệu, chứng cứ gì chứng minh về điều này? Ông A có biết việc bà C mua quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất ở xã Z là từ tài sản chung của ông với bà hay từ tài sản riêng của bà C? Ơng A có tài liệu, chứng cứ gì chứng minh về điều này?...

Việc đặt câu hỏi này rất quan trọng, là cơ sở để bước đầu để xác định quan hệ giữa ông A và bà C cũng như những tài sản là quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất ở xã Y và quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất ở xã Z là tài sản riêng hay tài sản chung. Cần lưu ý rằng không cần phải đặt câu hỏi liên quan đến quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất ở xã X vì đây là tài sản chung của ơng A và bà B khi cịn là vợ chồng hợp pháp52. Tài sản này cũng đã được ông A và bà B thoả thuận là chia cho ông A khi ông bà ly hôn. Do đó, người tư vấn chỉ cần khẳng định để ơng A không

52

Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp do ông bà chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 nên được xác định là quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định tại Điều a Khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10

46

bị hoang mang rằng tài sản này đương nhiên thuộc về ông A mà bà C không thể tranh chấp.

- Thứ ba, người tư vấn cần xác định rõ các văn bản pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ việc này: Nghị quyết số 35/2000/QH10, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT – TANDTC- VKSNDTC – BTP.

- Thứ tư, người tư vấn cần đưa ra giải pháp cho vụ việc. Cụ thể:

+ Việc kết hôn của ông A và bà C là kết hôn trái pháp luật do vi phạm Khoản 1 Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000. Tuy nhiên, việc xác định bà C có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của ông A và bà C hay không phụ thuộc vào việc bà C có phải là người bị lừa dối kết hơn hay không53. Trong trường hợp bà C là người bị lừa lối kết hơn, Tồ án sẽ phải giải quyết yêu cầu của bà C, huỷ việc kết hôn trái pháp luật giữa ông A và bà C54.

+ Về quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất ở xã Y và quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất ở xã Z: những tài sản này là do ông A và bà C mua mà hai ông bà lại khơng có quan hệ hơn nhân hợp pháp nên những tài sản này sẽ được xác định là tài sản riêng của ông A và bà C, trừ trường hợp người cịn lại chứng minh được mình có đóng góp đối với tài sản đó. Do đó, nếu có thể thì ơng A phải chứng minh được sự đóng góp của mình thì mới được chia phần đối với tài sản là quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất ở xã Z.

Ngoài ra, người tư vấn cần chuẩn bị cho ông A về hồ sơ, giấy tờ mà ơng A cần có cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc này.

5.3. Thực hành tư vấn các vụ việc chung sống như vợ chồng * Tình huống thứ nhất * Tình huống thứ nhất

Anh A và chị B yêu nhau và chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 2013. Hai người đã có con chung là C, trong giấy khai sinh của C xác định có cha là anh A và mẹ là chị B. Anh A và chị B đều có cơng việc ổn định, thu nhập cao nên cuộc sống khá thoải mái và hạnh phúc. Tuy nhiên, năm 2021, do phát hiện ra chị B có quan hệ với anh D nên anh A rất tức giận. Anh A muốn khởi kiện để yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng giữa anh A và chị B, đồng thời yêu cầu giải quyết việc nuôi con chung và chia tài sản. Anh A là người đến để được tư vấn trong tình huống này.

Để giải quyết vụ việc này, người tư vấn cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, người tư vấn cần thực hiện tốt kỹ năng tiếp xúc khách hàng để nắm bắt và chia sẻ về tâm lý, tình cảm cho anh A trước khi tư vấn về pháp luật cho anh. Do tình huống có chi tiết rằng anh A đang rất tức giận nên có khả năng khi đến tư vấn, anh A sẽ có khá nhiều chia sẻ về chị B, về cuộc sống của anh chị cũng như việc chị B

53

Khoản 1 Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)