Xem Điều 121 Luật HN&GĐ năm

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 188 - 190)

175

của mỗi bên vợ, chồng. Việc phân định này tùy thuộc vào pháp luật của nước được áp dụng để giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Trong trường hợp, pháp luật Việt Nam được áp dụng để giải quyết thì việc xác định các nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng được áp dụng theo qui định tại Điều 37 và Điều 45 Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Tuy nhiên, người tư vấn có thể tư vấn về xác định nghĩa vụ tài sản của vợ chồng theo một số nguyên tắc cơ bản sau:

+ Trong trường hợp các giao dịch do một bên vợ hoặc chồng thực hiện vì nhu cầu thiết yếu của gia đình thì phải xác định đó là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, trừ trường hợp giao dịch đó liên quan đến các tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản đang là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.173

+ Các giao dịch thể hiện ý chí tự nguyện của vợ chồng được xác định là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng.

+ Trường hợp vợ chồng đã có thỏa thuận về việc một bên sử sụng tài sản chung để đầu tư kinh doanh thì các giao dịch do người đó thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ làm phát sinh nghĩa vụ chung của vợ chồng về tài sản theo Điều 36 Luật HN&GĐ năm 2014.

+ Các giao dịch do một bên vợ hoặc chồng thực hiên trên cơ sở đại diện giữa vợ và chồng sẽ làm phát sinh nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, trừ trường hợp người vợ hoặc chồng đại diện đã vượt quá phạm vi đại diện được xác định.

4.3.2. Tư vấn giải quyết u cầu cấp dưỡng khi ly hơn có yếu tố nước ngồi

Khi ly hơn có yếu tố nước ngồi vấn đề cấp dưỡng có thể đặt ra trong hai trường hợp: đó là cấp dưỡng giữa vợ và chồng, cấp dưỡng giữa cha hoặc mẹ đối với con khi không sống chung, không trực tiếp nuôi con.

* Cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hơn có yếu tố nước ngoài

Tư vấn về cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hơn rất có ý nghĩa và cần thiết đối với người vợ hoặc người chồng trong trường hợp rơi vào tình trạng “yếu thế” như bị tàn tật, mất khả năng lao động, bị bệnh tâm thần... Tuy nhiên, trong thực tế, ngay cả trong quan hệ ly hơn có yếu tố nước ngồi, các bên đương sự có thể khơng biết mình có quyền yêu cầu bên kia cấp dưỡng khi ly hơn, hoặc có biết nhưng vì sĩ diện, tự ái... mà khơng có u cầu. Do đó, tư vấn về quyền yêu cầu cấp dưỡng của vợ, chồng khi ly hôn cần lưu ý một số nội dung sau:

- Thứ nhất, cần tư vấn cho các đương sự biết, quyền yêu cầu được người chồng hoặc vợ cấp dưỡng là quyền của mỗi bên vợ, chồng khi rơi vào hoàn cảnh nhất định. Quyền đó chỉ được chính các bên vợ hoặc chồng u cầu vì đó là quyền gắn liền với nhân thân của vợ hoặc chồng, trừ trường hợp người vợ hoặc chồng rơi vào tình trạng bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi

173

176

của mình, hoặc bị Tịa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, thì khi ly hôn người giám hộ của người vợ hoặc chồng đó có quyền đại diện để bảo vệ quyền lợi cho người đó khi ly hơn, và người giám hộ có quyền yêu cầu cấp dưỡng. Tuy nhiên, quyền yêu cầu cấp dưỡng giữa vợ và chồng chỉ đặt ra cùng với yêu cầu giải quyết ly hôn. Nếu khi ly hơn, các bên khơng có u cầu giải quyết cấp dưỡng thì sau khi bản án giải quyết cho ly hơn có hiệu lực pháp luật, hai bên khơng cịn là vợ chồng của nhau nên khơng có quyền yêu cầu bên kia cấp dưỡng.

- Thứ hai, tư vấn về điều kiện để vợ hoặc chồng được cấp dưỡng. Theo qui định của pháp luật, trong việc cấp dưỡng có yếu tố nước ngồi, nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú174. Trong trường hợp ly hơn có yếu tố nước ngoài, người yêu cầu cấp dưỡng là cơng dân Việt Nam thì điều kiện cấp dưỡng giữa vợ và chồng được xác định theo qui định tại Điều 115 Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó, khi ly hơn, người vợ hoặc người chồng túng thiếu, khó khăn có u cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình. Việc túng thiếu khó khăn phải có lý do chính đáng mới là cơ sở để phát sinh quyền yêu cầu cấp dưỡng. Trong trường hợp, người chồng hoặc người vợ rơi vào tình trạng “túng thiếu, khó khăn” nhưng do cờ bạc, cá độ... thì khơng được coi là có đủ điều kiện để bên kia cấp dưỡng.

- Thứ ba, tư vấn về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng: do đặc thù của việc ly hơn có yếu tố nước ngồi, sau khi ly hơn có thể các bên sẽ khơng cùng sống trong nước mà có một bên ra nước ngoài sinh sống, nên việc cấp dưỡng theo định kỳ sẽ khó thực hiện. Vì vậy, trong trường hợp ly hơn có yếu tố nước ngoài, việc cấp dưỡng giữa vợ và chồng, nếu có, nên được thực hiện theo phương thức cấp dưỡng một lần với toàn bộ khoản tiền cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do các bên vợ chồng thỏa thuận, nếu khơng thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định trên cơ sở cân nhắc nhu cầu thiết yếu, tình trạng tài chính, sức khỏe của người có yêu cầu cấp dưỡng và khả năng thực tế của người cấp dưỡng.

* Cấp dường giữa cha mẹ và con khi ly hôn

Khi cha mẹ ly hôn, con cái là người chịu ảnh hưởng bất lợi nhất, đặc biệt là các trẻ em sẽ không được sống cùng với cả cha và mẹ tại một nơi. Việc chỉ được sống với hoặc cha hoặc mẹ làm trẻ em thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của một bên. Để đảm bảo cuộc sống bình thường, ổn định cuộc sống của trẻ em sau khi ly hôn, pháp luật qui định người cha hoặc người mẹ không sống cùng con phải cấp dưỡng nuôi con. Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đặt ra ngay cả trong trường hợp người cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sống ở nước khác. Chính vì sự xa cách về mặt địa lý, việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con sau khi ly hơn cũng có những khó khăn hơn. Do đó,

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 188 - 190)