Xem khoả n2 Điều 469 BLTTDS

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 185 - 186)

165 Xem Điều 26 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hịa XHCN

172

luật của nước mình để giải quyết vụ việc ly hơn, trừ trường hợp liên quan đến bất động sản đang ở nước ngoài.

Khi tư vấn về việc áp dụng pháp luật giải quyết việc ly hơn có yếu tố nước ngồi cần chú ý trường hợp nếu các bên đương sự được quyền lựa chọn pháp luật áp dụng là pháp luật nước ngoài và đã lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngồi đó thì có nghĩa vụ cung cấp pháp luật nước ngồi đó cho Tịa án đang giải quyết vụ việc dân sự. Nếu hết thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Tòa án yêu cầu cung cấp pháp luật nước ngồi mà khơng có kết quả thì Tịa án áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết vụ việc dân sự đó166.

Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản về áp dụng pháp luật khi giải quyết ly hơn có yếu tố nước ngồi cần tư vấn như trên, việc tư vấn về chia tài sản chung khi ly hôn, về cấp dưỡng giữa vợ và chồng hoặc cấp dưỡng cho con trong việc ly hơn có yếu tố nước ngồi có ý nghĩa thiết thực, quan trọng. Tư vấn áp dụng pháp luật giải quyết từng loại vụ việc này khi ly hôn cần chú ý một số kỹ năng cơ bản sau.

4.3.1. Tư vấn giải quyết về tài sản của vợ chồng khi ly hơn có yếu tố nước ngoài ngoài

Tư vấn về giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn có yếu tố nước ngồi cần chú ý một số khía cạnh quan trọng sau:

- Trước hết, người tư vấn cần có kỹ năng xác định chế độ tài sản được áp dụng đối với vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trong quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi có xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận trước khi kết hôn không? Chế độ tài sản theo thỏa thuận đó (nếu có) được xác lập theo pháp luật Việt Nam hay pháp luật nước ngoài? Trong trường hợp chế độ tài sản theo thỏa thuận được xác lập theo pháp luật nước ngồi thì nó có được cơng nhận có hiệu lực theo pháp luật Việt Nam không? Bởi vì nếu chế độ tài sản được xác lập theo pháp luật nước ngồi nhưng lại khơng đảm bảo hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam như vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của con167...thì sẽ khơng được cơng nhận có hiệu lực theo pháp luật Việt nam và đương nhiên không được áp dụng để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Nguyên tắc về quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, kể cả khi ly hôn đã được công nhận trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị168 (ICCPR, 1966), Cơng ước CEDAW169 nên có giá bắt buộc thi hành đối với các nước thành viên Công ước.

Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận trước khi kết hơn thì chế độ tài sản theo luật định được áp dụng để chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn. Do đó, Tịa án của nước có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn sẽ áp dụng chế độ tài sản theo luật định của nước đó để giải quyết chia tài sản

166 Xem Điều 481 BLTTDS

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 185 - 186)