Xem các Điều 33, Điều 43 Luật HN&GĐ năm

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 70 - 72)

57

1.2.1. Kỹ năng xác định các tài sản chung, tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân nhân

Đây là một kỹ năng cơ bản cần thiết liên quan đến tất cả các loại tranh chấp về tài sản của vợ chồng trong thực tế cuộc sống. Bởi vì để có cơ sở giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân thì trước hết phải xác định được tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của mỗi bên. Để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng, khi tư vấn cần phân biệt các căn cứ trong các trường hợp cụ thể sau:

- Thứ nhất, người tư vấn cần xác định được các căn cứ làm phát sinh tài sản

chung, tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân và phân định được rõ ràng các căn cứ đó trong từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, đối với tài sản được tặng cho cần xác định rõ là tài sản đó được tặng cho chung hay tặng cho riêng mỗi bên vợ, chồng; trong trường hợp việc tặng cho là tặng cho chung nhưng lại có sự phân định cụ thể giá trị quyền sở hữu của mỗi bên vợ chồng đối với tài sản đó thì thực chất tài sản đó chỉ là tài sản chung theo phần của vợ chồng; mỗi người sẽ có quyền định doạt tương ứng theo phần quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó. Ví dụ: anh A và chị B là vợ chồng, sau khi kết hôn được một người bạn tặng cho số tiền 30 triệu đồng. Nếu người tặng cho khơng có sự phận định quyền cụ thể của mỗi bên vợ chồng thì số tiền 30 triệu đó là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt như nhau. Nếu người tặng cho có sự phân định cụ thể quyền sở hữu của vợ chồng như người chồng được 2/3 giá trị tài sản, người vợ được 1/3 giá trị tài sản thì thực chất người chồng có quyền sở hữu 20 triệu đồng, người vợ được sở hữu 10 triệu đồng.

Đối với tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung cũng tương tự. Người tư vấn cần xác định được rằng tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung chỉ có trong trường hợp vợ chồng được thừa kế theo di chúc của người chết và trong di chúc cũng khơng có sự phân định phần quyền sở hữu cụ thể của mỗi bên vợ chồng đối với phần di sản được thừa kế. Nếu có sự phân định phần quyền sở hữu của mỗi bên vợ chồng thì thực chất phần quyền sở hữu đó thuộc tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng khi phân chia tài sản đó, trừ khi các bên vợ chồng có thỏa thuận khác.

Khi tư vấn cũng cần xác định rõ: Trong trường hợp vợ chồng cùng được thừa kế theo luật của người chết thì phần tài sản đó là tài sản riêng của vợ chồng mà không phải là tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

- Thứ hai, xác định nguồn gốc của tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là do lao động của vợ, chồng hay do từ sự định đoạt hợp pháp của chủ sở hữu tài sản. Sự định đoạt hợp pháp của chủ sở hữu tài sản được thể hiện qua ý chí của họ trong việc tặng cho vợ chồng tài sản hoặc để lại di sản thừa kế cho vợ chồng. Đối với tài sản phát sinh, có được từ lao động của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân cần tư vấn rõ ràng cho các bên đương sự rằng: tài sản do một bên vợ hoặc chồng làm ra trong thời kỳ hôn

58

nhân vẫn là tài sản chung; tài sản chung của vợ chồng không phụ thuộc và phân biệt mức độ làm ra của mỗi bên, đặc biệt lao động trong gia đình cũng được coi là lao động có thu nhập. Tuy nhiên, cũng cần tư vấn rõ rằng: trong trường hợp vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân thì tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng sẽ được xác định theo Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014.

- Thứ ba, khi tư vấn cần xác định rõ thời điểm phát sinh tài sản đang có tranh

chấp là trước khi kết hơn hay sau khi kết hôn. Về nguyên tắc, tài sản phát sinh trước khi kết hôn là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng, trừ trường hợp người có tài sản đã nhập tài sản đó vào tài sản chung. Đối với tài sản phát sinh sau khi kết hơn thì cần kết hợp xem xét nguồn gốc của tài sản đó: là tài sản được tặng cho riêng, tặng cho chung hay được thừa riêng, thừa kế chung, hay là tài sản do lao động của vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Theo qui định của Luật HN&GĐ năm 2014 thì tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng cịn có thể là “tài sản hình thành từ tài sản riêng” của chính họ.

1.2.2. Kỹ năng xác định các loại hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nhân

Để xác định được tài sản là hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng, khi tư vấn cho khách hàng, cần phân biệt các trường hợp cụ thể sau:

- Thứ nhất, về nguyên tắc, theo qui định tại Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014, trong thời kỳ hôn nhân, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung là tài sản chung của vợ chồng; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên cũng là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp được qui định tại khoản 1 Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014, tức là trừ trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

- Thứ hai, người tư vấn cần giúp khách hàng phân biệt hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản với các tài sản được hình thành từ tài sản chung hay tài sản riêng, tức là cần có kỹ năng phân biệt, xác định tính chất của các loại hoa lợi, lợi tức. Tài sản mới được hình thành từ tài sản chung hay tài sản riêng thường phải thông qua các giao dịch thể hiện quyền định đoạt của vợ, chồng trong việc chuyển từ tài sản này sang tài sản khác, tức là thực hiện quyền định đoạt số phận pháp lý của tài sản. Hoa lợi là “sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại”63 như cây trồng đến ngày được thu hoạch. Lợi tức “là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản”64. Lợi tức phát sinh từ tài sản thông qua việc khai thác công dụng, giá trị của tài sản đó mà khơng có hành vi định đoạt số phận pháp lý của tài sản đó. Ví dụ: vợ chồng có một mảnh đất là tài sản chung, khi vợ chồng cho thuê mảnh đất đó làm xưởng sản xuất thì tiền th có được là lợi tức thuộc tài sản chung của vợ chồng. Nếu vợ chồng chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất đó thì tiền thu được từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản chung được

63

Xem khoản 1 Điều 109 BLDS

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)