Đặc điểm chung của tư vấn các vụ việc về ly hơn nói chung và tư vấn trong từng vụ việc ly hôn cụ thể là việc tư vấn pháp luật luôn gắn liền với tư vấn tâm lý, tình cảm. Bởi vì ly hơn là một việc có tính chất tế nhị, đơi khi khó nói, nhiều đối tượng tư vấn có trạng thái cảm xúc là hoang mang, lo lắng, buồn bã nên họ thường trình bày nội dung u cầu khơng rõ ràng, lộn xộn. Nắm được điều này, người tư vấn cần chủ động áp dụng kỹ năng nắm bắt tâm lý đối tượng tư vấn, kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và đặt câu hỏi cho phù hợp để đối tượng tư vấn cảm thấy thoải mái và cung cấp những thơng tin cần thiết. Ngồi ra, đương nhiên để tư vấn thành công các vụ việc về ly hơn thì điều cốt lõi mà người tư vấn phải nắm được, đó là việc áp dụng pháp luật phù hơp và chính xác.
3.1. Áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc về quyền yêu cầu ly hôn
Vụ việc về quyền yêu cầu ly hôn sẽ áp dụng Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn.
Người tư vấn cần lưu ý vận dụng pháp luật một cách linh hoạt, chính xác trong một số vụ việc cần tư vấn sau:
Thứ nhất, vụ việc hai vợ chồng cùng muốn yêu cầu ly hôn, hoặc vợ/chồng muốn ly hôn nhưng người chồng/vợ của họ không đồng ý. Đối tượng tư vấn trong có thể là một cặp vợ, chồng; một bên vợ, chồng hoặc cha, mẹ, con, người thân thích khác
122
của họ. Trước tiên, người tư vấn cần tìm hiểu về lý do, hồn cảnh cũng như tình trạng của vợ chồng dẫn đến việc họ yêu cầu ly hơn. Trên cơ sở đó, người tư vấn vận dụng các quy định của pháp luật hiện hành để cung cấp các thông tin liên quan đến quyền yêu cầu ly hôn cho họ. Theo đó, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 công nhận quyền tự do ly hôn của cả hai vợ chồng hoặc một bên vợ, chồng. Việc yêu cầu ly hôn chỉ được thực hiện đối với những người đang ở trong quan hệ vợ chồng hợp pháp, được pháp luật thừa nhận. Những trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn thì khơng thể u cầu Tồ án giải quyết ly hơn. Trong trường hợp người chồng có u cầu ly hơn thì cần được tư vấn kỹ hơn để tránh rơi vào trường hợp người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.
Thứ hai, vụ việc người chồng hoặc vợ muốn ly hôn nhưng người chồng hoặc vợ
còn lại bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác dẫn đến không nhận thức và làm chủ hành vi hoặc đang chấp hành hình phạt tù. Đối tượng tư vấn trong có thể là một cặp vợ, chồng; một bên vợ, chồng hoặc cha, mẹ, con, người thân thích khác của họ. Người tư vấn cần khẳng định cho đối tượng tư vấn rằng dù người chồng hoặc vợ còn lại bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác dẫn đến không nhận thức và làm chủ hành vi hoặc đang chấp hành hình phạt tù thì người vợ hoặc chồng còn lại vẫn có quyền yêu cầu ly hơn. Đây chính là trường hợp ly hơn theo yêu cầu của một bên nên Toà án sẽ áp dụng căn cứ ly hôn và đường lối giải quyết cho phù hợp.
Thứ ba, vụ việc cha, mẹ, người thân thích khác của một bên muốn yêu cầu ly
hôn cho một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Đối tượng tư vấn trong trường hợp này thơng thường khơng có vợ, chồng mà là cha, mẹ, con, người thân thích khác của họ. Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã ghi nhận quyền yêu cầu ly hôn cho chủ thể là cha, mẹ, người thân thích khác nhưng người tư vấn cũng phải khẳng định rằng những chủ thể này chỉ được yêu cầu giải quyết ly hơn khi có đủ các điều kiện nhất định. Những điều kiện này bao gồm: có mối quan hệ là cha, mẹ, người thân thích khác; có một bên vợ, chồng là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; bên vợ, chồng là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình phải đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chính chồng, vợ của họ gây ra. Do đó, trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác u cầu ly hơn thì họ cần được tư vấn kỹ lưỡng hơn về các điều kiện này.
Thứ tư, vụ việc người chồng muốn ly hơn nhưng nhưng người vợ đang có thai.
Đối tượng tư vấn trong trường hợp này thông thường là người chồng, có thể có mong muốn ly hơn là do phát hiện ra người vợ đang mang thai không phải là con của mình. Tuy nhiên, người tư vấn cần khẳng định với đối tượng tư vấn rằng trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người
123
chồng khơng thể u cầu ly hôn121. Người tư vấn cần phải lưu lý với đối tượng tư vấn rằng: thai do người vợ đang có khơng nhất thiết phải là con của chồng, mà có thể là do người vợ ngoại tình hoặc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; việc người vợ sinh con bao gồm cả việc sinh con ra mà con chết đi, sinh con ra mà cho con đi làm con nuôi người khác, sinh con ra mà bị thất lạc mất con của mình, sinh con ra mà phải trả con cho bên nhờ mang thai hộ; con do người vợ đang ni có thể là con chung của vợ chồng, con riêng của người vợ hoặc con ni. Do đó, người chồng khơng thể thực hiện quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp này, người tư vấn đưa thêm các thơng tin để họ có thể chờ đợi thêm một thời gian nữa trước khi chính thức u cầu Tồ án giải quyết ly hôn.
3.2. Áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc về giải quyết các trường hợp hợp ly hôn hôn
Vụ việc về giải quyết các trường hợp ly hôn sẽ áp dụng Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn.
Người tư vấn cần lưu ý vận dụng pháp luật một cách linh hoạt, chính xác trong một số vụ việc cần tư vấn sau:
Thứ nhất, vụ việc hai vợ chồng muốn ly hôn với nhau nhưng chưa thoả thuận
được về việc chia tài sản, việc trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Đối tượng tư vấn trong trường hợp này thường là cả hai vợ chồng. Người tư vấn đưa thêm thông tin cho họ rằng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, Toà án chỉ giải quyết thuận tình ly hơn khi có đủ các điều kiện là: vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn; vợ chồng thoả thuận được với nhau về tài sản chung và việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con chung; việc thoả thuận này đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con. Do đó, trong trường hợp này, sau khi nắm bắt được toàn bộ vụ việc, người tư vấn có thể áp dụng các quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình hiện hành để bước đầu đưa ra những định hướng nhằm giúp cặp đơi có thể thoả thuận về con chung hoặc tài sản chung. Trong trường hợp họ không thể thoả thuận được, người tư vấn cũng định hướng cho họ việc giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Người tư vấn cũng cần cung cấp các thông tin về cơ quan có thẩm quyền giải quyết; hồ sơ, giấy tờ cần nộp và thủ tục, trình tự mà Tồ án sẽ thực hiện.
Thứ hai, vụ việc vợ/chồng muốn u cầu ly hơn vì chồng/vợ có hành vi bạo lực
gia đình đối với họ hoặc có hành vi ngoại tình. Đối tượng tư vấn trong trường hợp này thường là người vợ/chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng/vợ của họ gây ra. Đơi khi, đối tượng tư vấn cũng có thể là cha, mẹ, con, người thân thích khác hoặc bạn bè của họ. Trước khi tư vấn cụ thể về trong trường hợp này, người tư vấn cần tìm hiểu thêm về hành vi bạo lực gia đình mà vợ/chồng đang phải chịu đựng để có thể nắm được tâm tư, tình cảm của họ. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình