Khoả n2 Điều 37 và Khoả n2 Điều 38 Nghị định 123/2015/NĐ – CP

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 37 - 38)

24

yêu cầu để kết hôn mới mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngồi26.

* Các vụ việc do Cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện lãnh sự của Việt Nam giải quyết

- Cơ quan đại diện thực hiện việc đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngồi, nếu việc đăng ký đó khơng trái pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên27.

- Cơ quan đại diện thực hiện việc cấp bản sao trích lục từ Sổ hộ tịch cho cơng dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài28.

- Cơ quan đại diện thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hơn nhân cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngồi29.

Đối với những nước mà Việt Nam có từ hai Cơ quan đại diện trở lên thì thẩm quyền đăng ký hộ tịch thuộc Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự mà người yêu cầu cư trú. Đối với những nước chưa có Cơ quan đại diện thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại Cơ quan đại diện tại nước kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện thuận tiện nhất30.

- Cơ quan đại diện đã đăng ký việc khai sinh, khai tử, kết hôn trước ngày 01/01/2016, nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất, thực hiện việc đăng ký lại khai sinh, khai tử, kết hôn theo yêu cầu31.

- Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi công dân Việt Nam cư trú thực hiện ghi chú kết hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài32.

- Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi công dân Việt Nam cư trú thực hiện việc ghi vào Sổ hộ tịch việc hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi33.

Có thể thấy, việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ việc về kết hôn, kết hôn trái pháp luật và chung sống với nhau như vợ chồng theo thủ tục hành chính là khá phức tạp. Việc xác định này thường gắn liền với nơi cư trú và quốc tịch của đối tượng tư vấn. Trong đó, việc xác định quốc tịch của đối tượng tư vấn là khá đơn giản, chỉ cần dựa vào các giấy tờ hộ tịch của họ như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, giấy khai sinh… Ngược lại, việc xác định nơi cư trú của những người này có thể sẽ xuất hiện khó khăn cho người tư vấn. Do đó, người tư vấn cần nắm rõ việc xác định nơi cư trú của cá nhân theo quy định của Luật Cư trú năm

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)