101
nhận một người đã chết là cha, mẹ, con thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân và hướng dẫn họ chuyển yêu cầu của mình sang Tồ án nhân dân giải quyết.
Thứ sáu, có trường hợp người chưa thành niên muốn tư vấn nhận con người cha hoặc người mẹ chưa thành niên tự nguyện nhận con. Người tư vấn cần vận dụng pháp luật để giải thích cho khách hàng rằng Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định con đã thành niên nhận mẹ không cần sự đồng ý của cha, nhận cha không cần sự đồng ý của mẹ (Khoản 2 Điều 90). Tức là, chỉ khi một người đã thành niên mới có thể độc lập làm đơn yêu cầu nhận cha, mẹ. Mặt khác, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định “cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 101 của Luật này” (Khoản 1 điều 102). Từ đó, xác định một người cha, người mẹ chưa thành niên không thể độc lập đứng đơn yêu cầu nhận con. Mặt khác, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con được thực hiện tại Toà án nhân dân “Cá nhân, cơ quan tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về Tố tụng dân sự, có quyền u cầu Tồ án xác định cha, mẹ, con cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này: Cha, mẹ, con, người giám hộ; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ” (khoản 3 điều 102). Vì vậy, phải xác định người chưa thành nhiên nhận con là thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân.
Thứ bảy,Vụ việc yêu cầu tư vấn khi khách hàng muốn nhận con sau khi đã bỏ con cho ngi khác ni dưỡng, chẳng hạn, người mẹ khi sinh con đã khai thông tin không đúng sự thật về nhân thân của mình khi sinh con tại cơ sở y tế. Do đó, giấy chứng sinh cũng khơng có thơng số chính xác về họ tên người mẹ như lấy tên chị gái khi sinh con. Sau đó lại quay về và muốn tư vấn nhận lại con nhưng chị gái hiện đang là mẹ của đứa trẻ trong giấy khai sinh, và người chị gái này cũng đồng ý trả con cho em gái. Người tư vấn cần vận dụng pháp luật về phân định thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 và phạm vi các vụ việc hơn nhân và gia đình mà Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đểt xác định vụ việc này phải thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân và gọi đó là việc dân sự. Vì vậy, cần hướng dẫn cho khách hàng làm đơn khởi kiện để toà án giải quyết.
3.1.2. Áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc về xác định cha, mẹ, con tại toà án án
Thứ nhất, vụ án về xác định lại quan hệ cha con, mẹ con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp, người tư vấn áp dụng triệt để quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Tuy nhiên, trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có sự tham gia của người cho trứng, cho tinh trùng, cho phơi thì có ngoại lệ: Người chồng trong cặp vợ chồng vô sinh đã tự nguyện nhận tinh trùng để vợ mang thai thì
102
khơng được quyền xác định lại đứa con đó là con của mình. Hoặc người đàn ơng đã cho tinh trùng vơ tình biết đứa trẻ đó có huyết thống với mình cũng khơng được xác định đứa trẻ đó là con của mình. Khi nhận được hồ sơ tư vấn về vấn đề này thì người tư vấn phải lưu ý vấn đề này khi áp dụng pháp luật.
Thứ hai, đối với vụ việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đối với người phụ nữ độc thân, người tư vấn cần lưy ý trong vụ việc này chỉ phát sinh quan hệ mẹ con duy nhất, không phát sinh quan hệ cha con về mặt pháp lý giữa đứa trẻ với người cho tinh trùng hoặc không phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa đứa trẻ với người cho phôi. Do đó, khi người mẹ yêu cầu tư vấn là muốn xác định cha cho con khi biết chắc người đàn ơng đó là người cho tinh trùng thì người tư vấn cần phân tích và giải thích cho họ rõ quy định của pháp luật về vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ có trường hợp người phụ nữ độc thân tiến hành sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, khi đang mang thai lại kết hôn và sinh con trong thời kỳ hôn nhân và có yêu cầu tư vấn về việc người chồng không muốn nhận con hoặc người cho tinh trùng muốn nhận con thì người tư vấn cần áp dụng pháp luật để xác định về nguyên tắc đứa con đó vẫn là con chung của vợ chồng, nhưng người chồng vẫn có quyền yêu cầu xác định lại quan hệ cha con như trường hợp sinh con tự nhiên, người cho tinh trùng thì khơng thể nhận con được.
Thứ ba, trong vụ việc một người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con cho mình nhưng khi đang giải quyết thì người có u cầu chết thì người thân thích của người này có quyền u cầu Tồ án xác định cha, mẹ, con cho người có yêu cầu đã chết (Điều 92 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014). Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì một trong những căn cứ để tồ án đình chỉ giải quyết vụ án là “Ngun đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế” (điểm a, khoản 1 điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự hăm 2015). Về mặt lý luận, quyền xác định cha, mẹ, con là quyền nhân thân gắn liền với chủ thể mà không thể chuyển giao cho người khác, tức là quyền này không được thừa kế. Do vậy, trong trường hợp này người tư vấn sẽ giải quyết theo hướng vụ việc này rẩt có thể tồ án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án. Sau đó, những người thân thích của người này sẽ khởi kiện việc xác định cha, mẹ, con cho người đã chết theo một vụ án mới. Cũng có thể khi người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết thì người thân thích sẽ tiếp tục tham gia tố tụng trong vụ án đó để xác định cha, mẹ, con cho người có yêu cầu lúc ban đầu nhưng bị chết.
Thứ tư, trong các vụ việc liên quan đến mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cần lưu ý việc áp dụng pháp luật trong một số trường hợp sau:
+ Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ yêu cầu tư vấn và muốn xác định lại quan hệ cha mẹ và con thì người tư vấn cần áp dụng Điều 94 và Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết vấn đề. Nếu đứa trẻ đó khơng có huyết thống với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ thì đương nhiên nếu họ kiện ra tồ thì tồ án phải ra phán quyết rằng giữa cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và đứa trẻ khơng có quan hệ giữa cha
103
mẹ và con.
+ Có yêu cầu tư vấn về hiệu lực của văn bản thoả thuận về mang thai hộ do vi phạm điều kiện mang thai hộ hoặc việc mang thai hộ vì mục đích thương mại, và tư vấn về những hậu quả pháp lý có thể phát sinh thì người tư vần cần vận dụng pháp luật theo hướng xác định văn bản thoả thuận về mang thai hộ được coi là việc dân sự. Còn phần giải quyết hậu quả pháp lý của nó nếu các bên có tranh chấp quan hệ cha mẹ và con, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên thì được coi là vụ án dân sự. Về nguyên tắc, sẽ áp dụng quy định chung khi giải quyết hậu quả đối với giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu mà Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định. Nhưng đối với việc xác định quan hệ cha mẹ và con trong trường hợp này sẽ không thể áp dụng hậu quả đối với giao dịch bị coi là vô hiệu như Bộ luật Dân sự 2015 quy định được vì đứa trẻ là chủ thể trong quan hệ giữa cha mẹ và con chứ không phải là đối tượng của giao dịch. Do đó, người tư vấn phải vận dụng các quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết. Tức là, người nào sinh ra đứa trẻ sẽ là mẹ của đứa trẻ đó. Nếu người mẹ đó có hơn nhân thì đứa trẻ là con chung của vợ chồng. Nếu người chồng không nhận con thì có thể khởi kiện theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Thứ năm, trên thực tế có một số vụ việc về xác định cha, mẹ, con khi người vợ sau khi ly hôn hoặc sau khi chồng chết đã dùng phôi hoặc tinh trùng của chồng vẫn còn lưu giữ tại các cơ sở y tế để mang thai và sinh con. Sau đó muốn xác định người chồng đã ly hôn hoặc đã chết là cha đứa trẻ nhưng bị sự phản đối của người chồng đã ly hơn hoặc những người thân thích của người chồng đã chết. Trong trường hợp này, người tư vấn cần áp dụng các quy định về xác định cha, mẹ, con của Luật Hơn nhân và gia đình để giải quyết. Cụ thể như sau:
+ Nếu người vợ vẫn sinh con trong vòng 300 ngày kể từ khi chấm dứt hơn nhân thì đứa con vẫn được xác định là con chung của vợ chồng;
+ Nếu người vợ sinh con sau 300 ngày thì rơi vào trường hợp người vợ là người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, do đó, chỉ tồn tại quan hệ mẹ con duy nhất. Áp dụng theo quy định tại Nghị định 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 1 năm 2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (khoản 4 Điều 21).
3.2. Áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc về nuôi con nuôi
Vụ việc về nuôi con nuôi sẽ áp dụng Luật Nuôi con nuôi 2010 và các văn bàn hướng dẫn thi hành
Người tư vấn cần lưu ý vận dụng pháp luật một cách linh hoạt, chính xác trong một số vụ việc cần tư vấn sau:
Thứ nhất, khách hàng có mong muốn nhận con ni nhưng chưa biết các điều kiện cụ thể như thế nào để được nhận con nuôi nên họ yêu cầu tư vấn. Trong trường hợp này có thể khách hàng là một cặp vợ chồng, cũng có thể là một cặp nam nữ chung
104
sống như vợ chồng, cũng có thể là một cặp đồng tính chung sống với nhau như vợ chồng, cũng có thể là một cá nhân. Do đó, trước tiên người tư vấn cần phải hỏi nguyện vọng của họ về việc muốn nhận ni con ni. Dựa trên nguyện vọng đó để vận dụng pháp luật. Cụ thể như xác định luật chỉ cho phép một người làm con nuôi của một người độc thân hoặc của hai người là vợ chồng. Do đó, khi một cặp nam nữ chung sống như vợ chồng hoặc một cặp đồng tính muốn nhận ni con ni chung sẽ khơng được. Sau đó, có thể vận dụng pháp luật để tư vấn đề điều kiện nhận ni con ni. Nếu họ có quan hệ gia đình nhất định thì có thể sẽ được miễn một số điều kiện nhất định khi muốn nhận con ni.
Thứ hai, vụ việc hai người đồng tính chung sống như vợ chồng, một trong hai người muốn nhận con đẻ của người kia làm con ni thì cần vận dụng điều kiện nuôi con nuôi của người độc thân để xác định họ có thể nhận con nuôi không. Tuy nhiên, trong trường hợp này người tư vấn cần lưu ý cảnh bảo cho họ về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, và đặc biệt là khi họ chấm dứt việc chung sống như vợ chồng thì đứa trẻ sẽ ở với ai, ai là người ni dạy nó, việc vận dụng pháp luật trong việc giải quyết vấn đề này cần phải chính xác. Từ đó, họ sẽ cân nhắc có nên cho con đi làm con nuôi người khác hay không?
Thứ ba, vụ việc nuôi con nuôi không đúng mục đích luật định thì người tư vấn cần vận dụng quy định về các hành vi cấm của Luật Nuôi con nuôi để giải quyết vấn đề cần tư vấn100
Thứ tư, vụ việc nuôi con ni khi có nhiều người trong gia đình muốn nhận ni con ni như mẹ kế và dì ruột cùng muốn nhận một người là con riêng, cháu ruột làm con ni thì cần vận dụng thứ tự ưu tiên gia đình thay thế trong việc nuôi con nuôi101
Thứ năm, vụ việc một nhà sư muốn nhận con ni có được hay khơng? người tư vấn cần vận dụng các điều kiện của người được nhận nuôi để xác định pháp luật khơng có sự phân biệt đối xử trong việc nhận con nuôi102
100
Xem điều 13 Luật Nuôi con nuôi: Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình
dục; bắt cóc, mua bán trẻ em; Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có cơng với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước; Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi; Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
101 Điều 5 – Luật Nuôi con nuôi năm 2010: Cha dượng, mẹ kế, cơ, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước; Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; Công dân làm con nuôi; Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước; Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; Người nước ngoài thường trú ở nước ngồi.
Nếu trong trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con ni thì cần xem xét và giải quyết cho người có điều kiện ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con ni tốt nhất.
102
Điều 14 – Luật Nuôi con ni năm 2010: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con ni từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con ni; Có tư cách đạo đức tốt. Những người sau đây không được nhận con nuôi: Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Đang chấp hành hình phạt tù; Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có cơng
105
Thứ sáu, vụ việc về nuôi con nuôi khi một người vợ muốn nhận con nuôi nhưng người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự; hoặc một người vợ muốn cho con mình đi làm con ni người khác khi người chồng đang bị mất năng lực hành vi dân sự. Người tư vấn cần vận dụng pháp luật để xác định khi nhận con ni thì cả hai vợ chồng phải đảm bảo điều kiện của người nhận nuôi con nuôi. Khi cho con đi làm con ni thì nếu một bên bị mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người cịn lại103. Từ đó, xác định được giải pháp tư vấn chính xác.