của vợ chồng trong các quan hệ dân sự, kinh tế
Trong đời sống hôn nhân, vợ chồng phải thực hiện nhiều giao dịch liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu, nghĩa vụ khác nhau của gia đình. Khi tư vấn về các vụ việc liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng trong các quan hệ dân sự, kinh tế có thể chia thành các trường hợp sau:
60
2.1. Tư vấn các vụ việc xác định trách nhiệm của vợ chồng đối với đời sống chung của gia đình chung của gia đình
Khi tư vấn cần xác định rằng, dù vợ chồng lựa chọn áp dụng chế độ tài sản nào trong thời kỳ hơn nhân thì vợ chồng đều phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Kỹ năng xác định trách nhiệm của vợ chồng đối với đời sống chung của gia đình thể hiện qua khả năng phân biệt các trường hợp cơ bản sau:
- Xác định được mục đích trực tiếp của giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống chung của gia đình hay khơng. Ví dụ: vợ hoặc chồng vay tiền của người bạn để đầu tư kinh doanh thì khơng phải nhằm mục đích trực tiếp đáp ứng nhu cầu đời sống chung của gia đình, vì vậy nếu việc một bên vợ hoặc chồng vay tiền của người khác mà khơng có sự thỏa thuận của người chồng hoặc vợ kia thì khơng làm phát sinh trách nhiệm của vợ chồng đối với đời sống chung của gia đình. Bởi vì theo qui định của pháp luật, những giao dịch này đổi hỏi phải có sự bàn bạc, thỏa thuận của vợ chồng65. Trong trường hợp, vợ, chồng thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế vì mục đích đáp ứng trực tiếp nhu cầu của đời sống chung của gia đình thì xác định là trách nhiệm chung của vợ chồng, được thanh toán bằng tài sản chung, dù các bên khơng có thỏa thuận trước đó, được xác định là trách nhiệm liên đới của vợ chồng66. Ví dụ: vợ hoặc chồng vay tiền chữa bệnh cho con, hoặc sửa nhà khi bị bão làm tung mái nhà.v.v...
- Xác định được các nghĩa vụ riêng, nghĩa vụ chung của vợ, chồng trong từng trường hợp thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng theo qui định của pháp luật HN&GĐ. Ví dụ: khi con riêng của chồng sống cùng bố đẻ và mẹ kế thì việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục người con riêng đó thuộc trách nhiệm của cả hai vợ chồng và được thực hiện bằng tài sản chung của vợ chồng.67
Trong trường hợp con riêng không sống cùng cha dượng, mẹ kế thì nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng, cấp dưỡng chỉ thuộc về người mẹ đẻ, bố đẻ.
Tương tự như vậy, nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng, phụng dưỡng, cấp dưỡng cho cha mẹ chồng hoặc cha mẹ vợ cũng được xác định là nghĩa vụ chung của vợ chồng (khi sống chung) hoặc là nghĩa vụ riêng của người con đẻ (khi không sống chung với bố, mẹ đẻ).68
- Tuy nhiên khi tư vấn, cần nhấn mạnh và khuyến khích tinh thần tự nguyện, tự giác của các bên vợ chồng khi thực hiện các nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng các thành viên gia đình, vì điều đó phù hợp với đạo đức, với truyền thống đạo lý, văn hóa của gia đình Việt Nam.