Điề u3 Luật phòng chống bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 91 - 93)

78

dai dẳng, phong tục tập quán truyền thống (định kiến giới), bất bình đẳng giới: Mục đích của bạo lực gia đình là phát triển, củng cố quyền lực và kiểm soát đối hành vi của ngu ời khác.

- Nguyên nhân về mặt kinh tế xã hội: Nền kinh tế thị trường tác động đến gia đình, những giá trị đạo đức truyền thống bị xói mịn; Nạn thất nghiệp, đói nghèo, ảnh hưởng của các luồng văn hóa ngoại lai.

- Nguyên nhân về mặt nhận thức, trình độ học vấn: Trình độ học vấn khơng đồng đều giữa các thành viên trong gia đình, nhận thức về mặt xã hội (đặc biệt của chị em phụ nữ còn thấp; định kiến giới, thiếu hiểu biết về mặt pháp luật

+ Cần tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành động về bạo lực gia đình, đặc biệt là phụ nữ.

- Nhận thức của phụ nữ về bạo lực gia đình: Người phụ nữ hiểu thế nào là bạo lực gia đình, các dạng bạo lực gia đình, hậu quả của bạo lực gia đình và ngun nhân của sự nhận thức đó. Nói chung nhận thức của phụ nữ về bạo lực gia đình là chưa đầy đủ (đánh là bạo lực, chửi khơng phải là bạo lực) người phụ nữ bị bóc lột sức lao động nhưng khơng biết hoặc chấp nhận sự bóc lột đó vì vậy khơng tim cách khắc phục hay ngăn chặn. (bạo lực về kinh tế); dạng bạo lực khó nhận biết nhất là bạo lực tình dục, nạn nhân của bạo lực tình dục khơng nhận biết được thâm chí cịn có thói quen thích ứng với hành vi bạo lực đó. Nguyên nhân của sự nhận thức này là do xuất phát từ thiên chức của người phụ nữ, họ chấp nhận, không kêu ca, phàn nàn; Do sự giáo dục mang tính truyền thống của gia đình; Do sự phân cơng theo giới trong gia đình và trong xã hội trọng nơng.

- Thái độ của người phụ nữ đối với bạo lực gia đình: Do khơng nhận thức được đầy đủ về bạo lực gia đình nên người phụ nữ có thái độ bàng quan, coi là bình thường, tự nhiên; Thái độ cam chịu, nhẫn nhục không dám tố cáo hành vi bạo lực gia đình; thái độ cực đoan của nạn nhân như tự tử; thái độ mặc cảm, tự ty, ngại tiếp xúc; báo cáo chính quyền can thiệp.

- Hành động của phụ nữ đối với bạo lực gia đình: Hành động tự phát (trốn tránh, đánh trả, chửi mắng lại ); Hành động tự giác (ngăn chặn, phòng ngừa, chống lại trong khuôn khổ pháp luật)

+ Cần tránh một số sai lầm để ứng phó kịp thời, có hiẹ u quả về hạn chế và chấm dứt bạo lực gia đình: cần xác định ru ợu khơng phải là ngun nhân chính dẫn đến bạo lực gia đình. Mạ c dù ru ợu thu ờng gắn liền với bạo lực gia đình, nhu ng nó khơng phải là nguyên nhân của bạo lực gia đình. Hay ghen cũng khơng phải là ngun nhân của bạo lực gia đình, khơng chứng tỏ tình yêu đối với vợ, chồng mà là đang muốn kiêm sốt nhau. Khó khăn về tài chính cũng khơng phải là ngun nhân dẫn đến bạo lực gia đình. Vì bạo lực có thể xảy ra ở già đình giàu có hoặc gia đình nghèo, ở gia đình trí thức hoặc nơng dân, ở thành thị hay nơng thơn, miền núi. Đói nghèo hay trình độ học vấn không phải là nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, mà bạo lực gia đình

79

xuất phat từ quan hệ giới khơng bình đẳng.

Khi nhận thức được đầy đủ các vấn đề trển thì việc phịng ngừa bạo lực gia đình mới có hiêu quả. Có thể hòa giải mâu thuẫn, giải quyết tranh chấp giữa các thành viên gia đình; Hỗ trợ bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình; xử lý vi phạm đối với người có hành vi bạo lực gia đình hoặc bao che cho hành vi bạo lực gia đình

Các biện pháp này cần được kết hợp đồng bộ, theo thứ tự ưu tiên nhất định. Các biện pháp này cần được thực hiện kết hợp với phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của nhân dân.

* Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật

Hành vi bạo lực gia đình nhiều khi rất khó phát hiện vì ở dạng “khơng nhìn thấy”, bản thân nạn nhân bạo lực gia đình hoặc ngay cả người gây ra hành vi bạo lực gia đình cũng khơng biết đó là vi phạm pháp luật. Vì vậy, cần phải có sự tham gia tích cực của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội để phát hiện nhanh chóng, kịp thời hành vi bạo lực gia đình, nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho gia đình và xã hội.

* Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.

Nạn nhân bạo lực gia đình có nhiều hồn cảnh khác nhau, với trình độ học vấn và điều kiện kinh tế khác nhau ở mỗi vùng miền. Vì vậy, việc giúp đỡ và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình cần tính đến những điều kiện hoàn cảnh ở từng địa phương để áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp.

Trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ là những người yếu thế trong xã hội, cần được đặc biệt quan tâm hơn, họ rất dễ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình và dễ bị tổn thương hơn những người bình thường khác.

* Phát huy vai trị, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phịng, chống bạo lực gia đình.

Gia đình, mỗi cá nhân trong gia đình có vai trị hết sức quan trọng đối với việc giải quyết vấn đề bạo lực gia đình trong gia đình mình. Họ là người thấu hiểu nguyên nhân gây ra hành vi bạo lực gia đình và sẽ có cách giải quyết sâu sát nhất và hiệu quả nhất. Nguyên tắc này cũng loại trừ tính bàng quan trước hành vi bạo lực gia đình xảy ra trong gia đình mình, trong cộng đồng dân cư nơi mình sinh sống…. Đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phịng, chống bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)