Xem khoả n1 Điều 129 Luật HN&GĐ năm

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 190 - 193)

177

khi tư vấn về giải quyết nghĩa vụ cấp dưỡng của cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con trong các vụ việc ly hơn có yếu tố nước ngồi cần chú ý một số nội dung cơ bản sau:

- Cần có kỹ năng xác định đối tượng các con được cấp dưỡng: các con được cấp dưỡng bao gồm con chưa thành niên gồm có con đẻ, con ni chung, con do người vợ đang mang thai mà khi sinh ra còn sống, con đã thành niên khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình.

- Tư vấn về xác định mức cấp dưỡng nuôi con: Việc xác định mức cấp dưỡng nuôi con do các bên thỏa thuận, các bên khơng thỏa thuận được thì Tịa án quyết định dựa trên căn cứ xác định mức cấp dưỡng qui định tại Điều 116 Luật HN&GĐ năm 2014. Tuy nhiên, ngoài việc căn cứ vào các qui định chung để xác định mức cấp dưỡng, khi tư vấn cho các bên khách hàng cần chú ý đến tình trạng cụ thể của đối tượng được cấp dưỡng về sức khỏe, bệnh tật hoặc khuyết tật, nhu cầu học tập... của từng trẻ để xác định mức cấp dưỡng hợp lý, đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh, phục hồi chức năng, học tập...và đảm bảo cuộc sống ổn định của người được cấp dưỡng. Do đó, mức cấp dưỡng của người cha hoặc mẹ khơng trực tiếp ni con có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Khi tư vấn, người tư vấn cũng cần lưu ý rằng: các con đều có quyền được cha, mẹ cấp dưỡng như nhau. Trong trường hợp các con được giao cho một bên cha hoặc mẹ trực tiếp ni dưỡng thì người cịn lại phải cấp dưỡng cho cả tất cả con, chứ không thể chỉ cấp dưỡng cho một con với lý do là mỗi người nuôi một con. Điều này rất tế nhị và nhạy cảm, vì các con đều có quyền được cha mẹ yêu thương và chăm sóc như nhau. Điều đó ảnh hưởng tới sự phát triển về tâm lý, nhân cách của trẻ khi trẻ thấy rằng, dù cha mẹ ly hôn nhưng trẻ vẫn nhận được đầy đủ sự yêu thương, quan tâm và trách nhiệm của cả cha và mẹ đối với chúng. Việc chia đôi số con cho mỗi bên cha, mẹ có nghĩa vụ với một số con ngang nhau cũng đồng thời có nghĩa là cha, mẹ đã phủ nhận, từ chối trách nhiệm của mình đối với những đứa con khác. Trong việc ly hơn có yếu tố nước ngồi điều này càng có ý nghĩa sâu xa, vì sau khi ly hơn, một bên cha hoặc mẹ sẽ không sống cùng con ở trong nước mà có thể ra nước ngồi sinh sống, làm cho khoảng cách giữa cha, mẹ với con càng xa cách. Điều đó, càng địi hỏi người cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con phải thực hiện đầy đủ, tự giác nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, nhằm bù đắp những thiếu hụt về tình cảm, vật chất cho đứa con.

Người tư vấn cần giải thích cho người trực tiếp ni con khơng nên từ chối việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người khơng trực tiếp ni con đối với con, bởi vì đó là trách nhiệm, tình cảm, sự quan tâm của người làm cha, làm mẹ đối với con khi không trực tiếp nuôi con. Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con cịn có ý nghĩa lâu dài đối với đứa trẻ, chứ khơng chỉ trong thời gian ngắn hạn. Đó là quyền, đồng thời là nghĩa vụ của chính bản thân người không trực tiếp nuôi con đối với đứa con, nên người cha hoặc mẹ trực tiếp ni con cũng khơng có quyền từ chối.

178

Người tư vấn cần nhận thấy rằng: trong việc cấp dưỡng cho con khi ly hơn có yếu tố nước ngồi sẽ có thể dẫn tới việc cấp dưỡng có yếu tố nước ngồi. Bởi vì người cha hoặc mẹ không trực tiếp ni con có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngồi, sau khi ly hơn họ sẽ quay về nước ngồi sinh sống, hoặc có thể họ sẽ là người được giao quyền trực tiếp nuôi con và mang theo con ra nước ngồi sinh sống. Do đó, việc cấp dưỡng cho con sau khi cha mẹ ly hôn sẽ là việc cấp dưỡng có yếu tố nước ngồi. Việc cấp dưỡng có yếu tố nước ngồi được điều chỉnh tại Điều 129 Luật HN&GĐ năm 2014 và trong các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam với các nước, trong đó có điều chỉnh việc cấp dưỡng có yếu tố nước ngồi.

Tư vấn về cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hơn mà một bên sống ở nước ngồi cần căn cứ vào điều kiện sống xa nhau giữa người không trực tiếp nuôi con với đứa con để lựa chọn phương thức cấp dưỡng cho phù hợp. Trong những trường hợp này, có thể tư vấn cho các bên lựa chọn phương thức cấp dưỡng theo định kỳ hàng năm, nửa năm hoặc cũng có thể cấp dưỡng một lần, tùy vào khả năng thực tế của người cấp dưỡng. Việc cấp dưỡng theo định kỳ với thời gian dài hơn (theo quí, nửa năm hoặc hàng năm) sẽ tạo điều kiện chủ động đáp ứng kịp thời nhu cầu sống thiết yếu của đứa trẻ và người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng thực hiện kịp thời nghĩa vụ cấp dưỡng của mình mà khơng bị trễ hạn do điều kiện địa lý xã xơi, cách trở hoặc vì những lý do bất ngờ khác.

- Tư vấn về việc thay đổi mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng nuôi con Khi tư vấn về phương thức thực hiện cấp dưỡng, cần lưu ý một điều quan trọng là nếu các bên thỏa thuận về việc người không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng ni con một lần thì cần tư vấn cho người trực tiếp ni con vẫn có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng bổ sung khi con rơi vào tình trạng bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn hoặc vì những lý do chính đáng khác. Điều này là vì quan hệ cha mẹ và con vẫn tồn tại, nên người cha hoặc mẹ khơng trực tiếp ni con vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con tiếp tục hoặc với mức cấp dưỡng cao hơn khi con gặp phải tình trạng bệnh tật, tai nạn... để có thể có khả năng tài chính chữa bệnh hoặc điều trị lâu dài, phục hồi chức năng cho con hoặc đáp ứng các điều kiện học tập của con một cách tốt hơn.

Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi, các điều kiện sống, học tập, chữa bệnh... của con thay đổi, với mức cấp dưỡng cũ khơng cịn đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của con thì có thể tư vấn cho người trực tiếp nuôi con yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng ni con. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con có khả năng cấp dưỡng thì có thể phải cấp dương cho con với mức cấp dưỡng cao hơn. Việc yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận, nếu khơng thỏa thuận được thì có quyền u cầu Tịa án giải quyết.

179

- Tư vấn về cơ quan thẩm quyền giải quyết yêu cầu cấp dưỡng nuôi con: Về vấn đề này có thể tư vấn theo các trường hợp sau:

+ Nếu yêu cầu cấp dưỡng cho con được đưa ra cùng với việc giải quyết vụ án ly hơn thì Tịa án của nước có thẩm quyền giải quyết việc ly hơn sẽ giải quyết luôn yêu cầu cấp dưỡng nuôi con175.

+ Nếu yêu cầu cấp dưỡng nuôi con được đưa ra sau khi cha mẹ ly hơn thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Tòa án của nước nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú có thẩm quyền giải quyết thì áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú để giải quyết yêu cầu cấp dưỡng.176

Ví dụ một vụ việc cụ thể về cấp dưỡng cho con khi ly hơn có yếu tố nước ngồi: Ơng Hà Minh P kết hôn tự nguyện với bà Yamaguchi H, người Nhật Bản từ ngày 21/02/2002 tại UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Hai người chung sống hạnh phúc và có một con gái chung là Hà Nhật M, sinh năm 2004. Đến năm 2007 giữa hai người phát sinh mâu thuẫn về ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, về quan điểm sống, về công việc. Đến năm 2010 mâu thuẫn trở nên căng thẳng, gay gắt, trầm trọng, hai người sống ly thân, mỗi người ở một nơi từ đó đến nay. Do khơng cịn tình cảm với bà Yamaguchi H, mục đích hơn nhân khơng đạt được nên ngày 24/02/2020 ơng P khởi kiện yêu cầu ly hôn với bà Yamaguchi H. Về con chung ông yêu cầu giao con là Hà Nhật M cho bà Yamaguchi H trực tiếp nuôi và ông tự nguyện cấp dưỡng cho con đến khi Hà Nhật M đủ 18 tuổi. Hà Nhật M thể hiện nguyện vọng muốn sống trực tiếp với mẹ tại Nhật Bản. Trên cơ sở sự tự nguyện cấp dưỡng cho con giữa các bên đương sự là hợp pháp, phù hợp với lợi ích của con nên Tịa án đã chấp nhận giải quyết cho ông P ly hôn bà Yamaguchi H và giao con chung là Hà Nhật M cho bà Yamaguchi H trực tiếp ni, ơng P có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con 10 triệu đồng/tháng đến khi con đủ 18 tuổi và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Như vậy trong vụ án này, việc cấp dưỡng cho con của ông P là người không trực tiếp nuôi con là việc cấp dưỡng có yếu tố nước ngồi, do người được cấp dưỡng khơng sống tại Việt Nam mà sống tại Nhật Bản cùng mẹ.

4.4. Một số tình huống tư vấn cụ thể *Tình huống thứ nhất *Tình huống thứ nhất

Chị Phạm Thị M và anh Jung Chung H kết hơn trên cơ sở tự nguyện và có làm thủ tục khai báo kết hôn tại Hàn Quốc ngày 15/01/2019 nhưng chị M và anh Jung

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 190 - 193)