5.1. Thực hành tư vấn các vụ việc xác định cha, mẹ, con + Tình huống thứ nhất: + Tình huống thứ nhất:
Năm 2020, ơng Nguyễn Văn D có yêu cầu tư vấn về việc xác định một người là cha của mình.
Ơng D trình bày: Năm 1961, bố đẻ ơng là cụ Nguyễn Văn T kết hôn với mẹ ông là cụ Ngô Thị B. Ngày 01/8/1963, bố mẹ ông sinh ra ông và đặt tên trong giấy khai sinh là Nguyễn Văn T. Năm 1977, bố mẹ ông ly hơn tại Tịa án nhân dân huyện T. Theo Quyết định của Tịa án thì mẹ là người tiếp nuôi dưỡng ông. Sau khi ly hôn, mẹ ông kết hôn với cụ Lê Văn H, sinh năm 1939. Cụ H và mẹ ông đã đổi tên ông trong giấy khai sinh từ Nguyễn Văn T thành Lê Văn D. Từ đó mọi giấy tờ nhân thân của ông đều là Lê Văn D, sinh ngày 01/8/1963. (trong giấy khai sinh họ tên cha là ông Lê Văn H). Mẹ ông là Ngô Thị B, sinh năm 1941, chết ngày 10/9/2000. Bố dượng ông là Lê Văn H, sinh năm 1939, chết ngày 16/02/1999.
Tháng 6/2020, cụ Nguyễn Văn T (bố đẻ của ơng) có làm đơn khởi kiện đề nghị Tòa án nhân dân huyện Đ xác nhận quan hệ cha – con giữa ông và cụ T và ngày 01/10/2020 Tòa án nhân dân huyện Đ đã thụ lý vụ án với cụ Nguyễn Văn T là nguyên đơn, bị đơn là anh Lê Văn Y (con trai cụ Lê Văn H), ơng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã ra quyết dịnh trưng cầu giám định ADN để xác định quan hệ huyết thống giữa ông và cụ T. Sau khi có kết luận giám định, Tòa án đã tiến hành mở phiên họp tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải. Nhưng đến ngày 28/11/2020, cụ Nguyễn Văn T đã chết do tuổi cao. Vì vậy, nay ơng muốn xác định cụ Nguyễn Văn T là cha đẻ của ơng để ơng có căn cứ thay đổi hộ tịch, mang họ Nguyễn của bố đẻ là cụ Nguyễn Văn T. Ông muốn được tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc xác định cha, mẹ, con.
Về chứng cứ: ông Nguyễn Văn D có cung cấp bản kết luận giám định gen số 361/C09-TT3 ngày 29/10/2020 của Viện khoa học hình sự - Bộ Cơng an đã kết luận: Cụ Nguyễn Văn Tvà ông Lê Văn D (tức Nguyễn Văn T) có quan hệ huyết thống cha – con với xác suất là 99.9999%” do Tòa án nhân dân huyện Đ trưng cầu giám định theo Quyết định trưng cầu giám định số 05/2020/QĐ -TCGĐ về việc giám định gen để xác định quan hệ huyết thống giữa cụ Nguyễn Văn Thầm với ông Lê Việt Dũng (Ngày 21/10/2020).
Vụ việc này khi tư vấn người tư vấn cần phải thực hiện một số vấn đề sau:
Thứ nhất, xác định anh Lê Văn Y (con trai cụ Lê Văn H) có ý kiến gì về vấn đề này không khi tham gia vụ kiện trước; Xem xét các mốc thời gian của vụ việc và sắp xếp logic vấn đề theo thời gian của vụ việc; Xác định tính xác thực về việc các cụ Lê Văn H, Nguyễn Văn T và bà Ngô Thị B đã chết; Xem xét tính hợp pháp của kết luận giám định gen về giám định huyết thống: Căn cứ vào kết luận giám định thì có đủ cơ
110
sở khẳng định cụ Nguyễn Văn T là cha đẻ của ông Lê Văn D (tức Nguyễn Văn T). Vì vậy, nếu ơng D u cầu xác định cha là có cơ sở.
Thứ hai, để thu thập thêm các thông tin trên thì người tư vấn cần lập bảng hỏi khách hàng.
Thứ ba, người tư vấn xác định các mối quan hệ trong vụ việc: xây dựng thành một case study để dễ phân tích vấn đề của vụ việc.
Thứ tư, người tư vấn tìm kiếm văn bản pháp luật để đưa ra các giải pháp cho khách hàng: các văn bản pháp luật về hơn nhân và gia đình, về hộ tịch, về tố tụng dân sự
Thứ năm, người tư vấn đưa ra giải pháp cho khách hàng: Vụ án này rơi vào trường hợp người đang có yêu cầu xác định một người là con của mình thì chết. Do đó, người con (do có hai giấy khai sinh và một trong hai hai giấy khai sinh thì nguyên đơn là bố) đã từ người có quyền và lợi ích liên quan chuyển thành nguyên đơn để xác định một người là bố của mình, đồng nghĩa vơi việc mong muốn xác định người chồng thứ hai của mẹ mình khơng phải là bố cuả mình. Do tính chất phức tạp của vụ án ở chỗ các hai ông bố và bà mẹ đã chết nên người em cùng cha khác mẹ tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn. Toà án đã tiến hành trưng cầu giám định gen để xác định quan hệ huyết thống giữa các bên làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án. Điều thuận lợi là vẫn kịp lấy mẫu giám định trước khi người bố chết. Kết luận giám định được coi là chứng cứ hợp pháp.
Như vậy, vụ việc này thực chất các bên khơng có tranh chấp gì nhưng khơng thể giải quyết được ở uỷ ban nhân dân, do đương sự cùng một lúc có hai giấy khai sinh với tên hai người bố khác nhau. Do đó, người tư vấn phải hướng dẫn đương sự làm đơn, tạo ra vấn đề tranh chấp để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đáp ứng yêu cầu chính đáng của các bên.
+ Tình huống thứ hai:
Ngày 16 tháng 12 năm 2020, bà Nguyễn Thị A đã yêu cầu tư vấn về việc xác định cha, mẹ, con như sau:
Bà Nguyễn Thị A trình bày: Bà đăng ký kết hôn với ông Đặng Văn B năm 1999 trên cơ sở tự nguyện. Quá trình chung sống bà và ông B sinh được 03 người con. Ngày 26/6/2017, ông Đặng Văn B bị bắt tạm giam và đã bị Tòa án nhân dân huyện Đ xử phạt 08 năm tù về tội Hiếp dâm. Sau khi ơng B bị bắt hơn 01 năm thì bà có quan hệ tình dục với người đàn ơng khác và sinh 01 bé trai vào ngày 01/01/2019 là cháu Y. Bé trai này không phải là con của ơng Vinh mà là con riêng của bà vì từ khi ông B bị bắt tạm giam đến nay bà không đi thăm gặp ông Vinh lần nào. Tháng 9 năm 2019, bà đã làm đơn xin ly hôn ông B và đã được Tòa án nhân dân huyện Đ xét xử cho ly hôn tại Bản án số 73 ngày 13/11/2019. Đồng thời, bà được giao trực tiếp nuôi 02 con chung, còn cháu lớn đã thành niên. Khi ly hôn bà không khai ra cháu Y do bà sinh ra ngày
111
01/01/2019. Hiện nay, bà bị vướng mắc về việc làm đăng ký khai sinh cho cháu Y. Nên bà muốn tư vấn để giải quyết vướng mắc này.
Vụ việc này khi tư vấn người tư vấn cần phải thực hiện một số vấn đề sau:
Thứ nhất, xác định rõ hơn thời gian tồn tại thời kỳ hôn nhân của khách hàng với người chồng cũ; xác định thời gian người chồng bị tạm giam, thi hành án phạt tù và thời điểm thụ thai, thời gian mang thai và thời điểm bà A sinh cháu Y. Cần yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng cứ về vấn đề này. Ví dụ: Giấy chứng sinh của cháu Y do bà Dung sinh ra ngày sinh ngày 01/01/2019 (Giấy chứng sinh số 01 ngày 01/01/2019 của Trung tâm y tế thị xã T, tỉnh B)
Thứ hai, xem xét kỹ nội dung bản án ly hôn, đặc biệt là phần giải quyết hậu quả đối với con chung. Xác định rõ là ngay từ khi ly hôn, cả hai vợ chồng đã ngầm hiều cháu Y không phải là con chung của vợ chồng nên đã khơng khai với tồ, do đó, khi ly hơn, khơng đặt ra việc giao con cho ai nuôi, ai cấp dưỡng khi cha mẹ ly hôn.
Thứ ba, người tư vấn có thể hỏi thêm khách hàng về vấn đề chứng cứ chứng minh quan hệ giữa người chồng cũ và đứa trẻ như là có kết luận giám định gen hay chưa? Và lập bảng hỏi nếu thấy cần thiết làm sáng tỏ hơn vụ việc.
Thứ tư, người tư vấn xác định rõ mong muốn của khách hàng là do cháu bé từ khi sinh ra chưa khai sinh, do đó, sau khi ly hơn thì mẹ đứa trẻ mới yêu cầu xác định người chồng đã ly hôn không phải là cha của đứa con do mình sinh ra. Nhưng rõ ràng là gặp vướng mắc khi cháu Y vẫn sinh ra trong thời kỳ hôn nhân giữa A và B.
Thứ năm, xác định các văn bản pháp luật áp dụng giải quyết vụ việc này: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật Hộ tịch 2014, Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Thứ sáu: Đưa ra giải pháp cho vụ việc: Trả lời câu hỏi của khách hàng là có thể khai sinh cho cháu Y. Nhưng nếu không muốn ghi tên ông B là phần họ tên cha trong giấy khai sinh của cháu Y thì bà A cần u cầu ra tồ xác định ơng B khơng phải là cha của cháu Y. Do khi ly hôn không xác định đây là con chung, khơng giải quyết vấn đề gì liên quan đến cháu Y nên bàn án ly hơn khơng bị xem xét lại mà tồ án có thể coi đây là một vụ việc độc lập. Do ônh B từ chối không cung cấp mẫu để tiến hành giám định gen, nên người tư vấn cần tư vấn cho họ có thể dùng lời khai, sự thừa nhận của các bên đương sự về việc đứa trẻ không phải là con chung, về thời gian người chồng chấp hành hình phạt tù, khơng có sự qua lại thăm hỏi của người vợ, thời điểm đứa trẻ được sinh ra….và đó chính là cơ sở để xác định anh B khơng phải là cha của cháu Y dù bà A đã sinh ra cháu Y trong thời kỳ hôn nhân.
+ Tình huống thứ 3:
Vụ việc tư vấn của gia đình ơng T: ơng T muốn nhận cháu Y là con nhưng vợ ơng và những người trong gia đình khơng đồng ý.
112
Thứ nhất, cần hỏi thêm các câu hỏi để thu thập thông tin cần thiết: các mối quan hệ trong gia đình, mối quan hệ giữa ông T và mẹ của cháu Y, ý kiến của mẹ cháu Y, độ tuổi của cháu Y: bà mẹ cháu Y đồng ý cho ông T nhận con. Cháu Y 5 tuổi.
Thu thập chứng cứ cần thiết: tài liệu chứng minh quan hệ huyết thống của ông T và cháu Y. ông T đã cung cấp được kết luận giám định gen xác định cháu Y và ơng có quan hệ huyết thống.
Áp dụng pháp luật giải quyết tình huống này: Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014, Luật Hộ tịch 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Đưa ra giải pháp về mặt tình cảm, giữa gìn mối quan hệ gia đình và giải pháp về mặt pháp lý như cần thuyết phục gia đình, xác định thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con là UBND, ơng T có thể nhận cháu Y thơng qua thủ tục đăng ký nhận con.
+ Tình huống thứ 4:
Vụ việc tư vấn yêu cầu muốn nhận con của ơng S. Ơng S muốn nhận cháu X, sinh ngày 11/07/2015 là con của mình.
Ơng S trình bày: ơng S làm ăn và quen Cô M là mẹ, hai người phát sinh tình cảm u đương khi cơ M vừa ly hơn (tháng 6/2014). Khi có thai cháu X thì ơng S vợ ông sự biết chuyện đã ngăn cản. Khi cô M sinh con, ông S muốn nhận con nhưng vợ ông không đồng ý, hơn nữa ông S cũng khơng biết cháu X có phải là con của mình khơng vì lúc đó cơ M vừa mới ly hơn. Cơ M cho rằng ơng S khơng có trách nhiệm nên cũng không muốn cho ông S nhận con. Năm 2018 ông S đã thuyết phục được vợ, cô M cho nhận con, có kết luận giám định gen xác định quan hệ giữa ơng S và cháu X có quan hệ huyết thống cha con. Nay ông muốn tư vấn nhận con thì phải làm những thủ tục gì?
Người tư vấn cần phân tích vấn đề của vụ việc. Trong vụ việc này các vấn đề đã khá rõ ràng. Tuy nhiên, cần hỏi thêm về thời điểm ly hơn của cơ M chính xác là lúc nào? cháu X sinh ra vào ngày tháng năm nào? tài liệu về giám định gen có tính hợp pháp khơng?
Người tư vấn cần phân tich vấn đề của vụ việc: cơ M sau khi ly hơn, có thai và sinh con. Điều 88 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ khi chấm dứt hôn nhân cũng được coi là con do có thai trong thời kỳ hơn nhân. Tức là trong trường hợp này vẫn suy đoán là con của người chồng đã ly hôn. Nhưng, cô M ly hôn vào tháng 6 năm 2014, cháu X sinh vào tháng 5/2015 thì đã quá 300 ngày kể từ khi cơ M ly hơn. Do đó, ơng S có thể nhận con được và vụ việc này là do Uỷ ban nhân dân giải quyết theo thủ tục đăng ký nhận con.
+ Tình huống thứ năm:
Vụ việc tư vấn yêu cầu nhận con của anh C. Anh C trình bày: Anh C và chị H chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 2012. Sau khi sinh con chị H bỏ đi làm ăn xa và khơng có tin tức gì. Anh C chăm sóc và ni dưỡng con. Cháu H chưa được khai
113
sinh, anh C muốn đăng ký khai sinh cho con, muốn nhận cháu H là con của mình. Hiện anh C khơng liên hệ được với chị H.
Người tư vấn cần hỏi thêm thông tin của chị H, về giấy tờ tuỳ thân của chị H có để lại không? Trong vụ việc này giấy tờ tuỳ thân của chị H vẫn còn nhưng anh C khơng tìm thấy giấy chứng sinh. Nhưng việc hai anh chị chung sống thì họ hàng và hàng xóm láng giềng đều thừa nhận cho đến khi chị H bỏ nhà đi.
Người tư vấn vận dụng Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014, Luật hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành để xác định vụ việc này thuộc trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con thì khơng liên hệ được với người mẹ, do đó, khơng cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con. Nếu khơng có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thơng tin do người cha cung cấp, người cha chịu trách nhiệm về thơng tin do mình cung cấp. Giấy chứng sinh có thể thay thế bằng văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu khơng có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh109. Từ đó, người tư vấn đưa ra giải pháp là anh C sẽ thực hiện việc đăng ký khai sinh và đăng ký nhận con tại Uỷ ban nhân dân.
5.2. Thực hành tình huống thực tế tư vấn các vụ việc nuôi con nuôi
Anh A và chị B là vợ chồng hợp pháp, anh A và chị B không sinh được con nên đã nhận cháu C làm con ni. Sau đó anh A và chị B ly hôn, chị B là người trực tiếp ni dưỡng cháu C cịn anh A có nghĩa vụ cấp dưỡng. Sau đó chị B kết hơn với anh X. Anh X muốn tư vấn là anh có nhận cháu C làm con nuôi của anh không?
Người tư vấn phải xác định rằng khi cháu C là con nuôi của anh A và chị B thì anh A và chị B là cha mẹ nuôi của cháu. Vậy mẹ nuôi lần thứ nhất không thể cho con nuôi đi làm con ni lần hai. Đây chính là trường hợp này cho nuôi con nuôi lần hai. Nếu các bên có thoả thuận với nhau về vấn đề này vơ hình chung cháu C là con ni