Xem Điều 9 Luật Nuôi con nuôi, Điề u2 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 181 - 184)

168

nuôi nên hệ quả pháp lý của việc ni con ni đó được áp dụng theo Điều 24 Luật Nuôi con nuôi.

+ Pháp luật của nước tiếp nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (nước nhận con nuôi). Sau khi người nước ngoài thường trú ở nước ngồi được cơ quan có thẩm quyền công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em Việt Nam thì người nước ngồi sẽ đưa trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi về nước mà họ thường trú khi làm hồ sơ nhận con ni. Do đó hệ quả pháp lý của việc ni con ni nước ngồi được xác định theo pháp luật của nước nơi mà trẻ em thường trú cùng với cha nuôi mẹ nuôi. Trong trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi thường trú ở những nước khác nhau thì pháp luật áp dụng xác định hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi là pháp luật của nước nơi người con nuôi thường trú.

+ Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, bao gồm: điều ước quốc tế đa phương như Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, hoặc các điều ước quốc tế song phương như các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước. Bên cạnh nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật xác định hệ quả pháp lý của việc ni con ni nước ngồi, thì pháp luật áp dụng để xác định hệ quả pháp lý của việc ni con ni có yếu tố nước ngồi cịn được xác định theo qui định của Công ước La Hay đối với các nước là thành viên của Công ước trong trường hợp việc nuôi con nuôi nước ngồi diễn ra giữa cơng dân của các nước thành viên của Công ước, hoặc theo qui định của các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước.

- Thứ hai, kỹ năng xác định các hệ quả pháp lý cụ thể của việc ni con ni có yếu tố nước ngồi theo pháp luật của nước có liên quan được áp dụng. Để tư vấn được cụ thể các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi theo pháp luật của nước nơi thực hiện việc nuôi con nuôi, người tư vấn cần nắm được qui định của pháp luật của các nước có liên quan về hệ quả pháp lý của việc ni con ni có yếu tố nước ngồi.

Có thể thấy, về cơ bản, việc ni con ni có yếu tố nước ngồi làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và trẻ em được nhận nuôi như quan hệ cha mẹ đẻ và con. Trẻ em được nhận ni có đầy đủ các quyền của người con đối với cha mẹ nuôi theo pháp luật của nước nhận. Tuy nhiên cần tư vấn làm rõ: pháp luật của nhiều nước có sự phân biệt với pháp luật Việt Nam ở chỗ: việc nhận ni con ni đó có làm chấm dứt tồn bộ các quyền và nghĩa vụ cha mẹ và con giữa cha mẹ đẻ của trẻ em được nhận ni với trẻ em đó hay khơng. Nếu việc nhận nuôi con nuôi dẫn tới làm chấm dứt toàn bộ các quyền của cha mẹ đẻ đối với trẻ sau khi trẻ được nhận làm con ni thì việc ni con ni đó là ni con ni trọn vẹn, trẻ em sẽ có tư cách như con đẻ trong gia đình cha mẹ ni, việc ni con ni đó khơng thể chấm dứt được. Ngược lại, nếu việc nuôi con nuôi không làm chấm dứt toàn bộ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ đẻ đối với con thì việc

169

ni con ni đó là ni con ni đơn giản, và có thể chấm dứt khi có những căn cứ nhất định. Việc ni con ni có yếu tố nước ngồi được cơng nhận có hệ quả pháp lý theo hình thức ni con ni đầy đủ hay nuôi con nuôi đơn giản tại nước nhận phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ đẻ, người có quyền cho trẻ em làm con ni trong việc có đồng ý chấm dứt hoàn toàn các quyền, nghĩa vụ cha mẹ và con giữa cha mẹ đẻ và con hay không khi xác lập việc nuôi con nuôi.

* Tình huống tƣ vấn cụ thể

Ơng P, quốc tịch Pháp thường trú tại Tây Ban Nha, sang làm việc tại Việt Nam và quen biết chị T. Chị T đã có 3 con với người chồng trước đã chết năm 2005. Năm 2010, chị T và ông P kết hôn tại Việt Nam. Sau khi kết hôn với chị T, ông P muốn nhận các con của chị T làm con nuôi để đưa cả bốn mẹ con chị T sang sống tại Tây Ban Nha, để mẹ con chị được đồn tụ với nhau. Hãy tư vấn cho ơng P chị T về việc nhận nuôi con nuôi này.

Đối với yêu cầu nhận nuôi con nuôi của ông P cần tư vấn xác định những nội dung cơ bản sau:

- Yêu cầu của ông P nhận các con riêng của chị T làm con nuôi là phù hợp với pháp luật Việt Nam. Việc nhận các con riêng của chị T làm con ni với mục đích xác lập quan hệ cha – con gắn bó giữa cha dượng với con riêng của vợ được pháp luật khuyến khích, và tạo điều kiện để trẻ em được sống trong mơi trường gia đình, phù hợp với qui định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Nuôi con nuôi.

- Tư vấn về pháp luật áp dụng xác định điều kện của người nhận nuôi và điều kiện của người được nhận làm con nuôi. Người nhận nuôi là ông P mang quốc tịch Pháp nhưng lại sống tại Tây Ban Nha nên điều kiện nhận nuôi con nuôi của ông P được xác định theo pháp luật của nước mà ông P đang thường trú, tức là pháp luật Tây Ban Nha. Để được nhận con ni tại Việt Nam, ơng P phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Tây Ban Nha xác nhận ơng P có đủ điều kiện nhận ni con ni tại Việt Nam, kèm theo có bản điều tra tâm lý, gia đình, tình trạng sức khỏe, thu nhập, tài sản, phiếu lý lịch tư pháp của ông P. Ơng P cịn phải tn thủ các qui định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi.

Người được nhận làm con nuôi là các con của chị T. Vì ơng P là cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi nên vào thời điểm xác lập việc nuôi con nuôi, các con của chị T dưới 18 tuổi là đủ điều kiện được nhận làm con nuôi của ông P. Điều kiện của người nhận nuôi được xác định theo qui định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi.

- Tư vấn về thẩm quyền, thủ tục, trình tự giải quyết việc ni con ni: Thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi này thuộc UBND tỉnh nơi chị T và các con thường trú. Về trình tự, thủ tục: đây là trường hợp nhận ni con ni đích danh qui định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi nên việc nhận nuôi này không cần thực hiện thủ tục tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em, mà sẽ được giải

170

quyết trực tiếp khi ông P có yêu cầu. Hồ sơ xin nhận con nuôi của ông P trong trường hợp xin đích danh được gửi trực tiếp đến Cục Con ni Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ nhận con nuôi của ông P, nếu đủ điều kiện thì chuyển cho Sở Tư pháp nơi thường trú của các con chị T để trình chủ tịch UBND tỉnh giải quyết. Khi có quyết định cho trẻ em làm con ni nước ngồi của UBND tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức đăng ký việc nuôi con nuôi theo qui định của pháp luật hộ tịch.

- Tư vấn về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi: Trong trường hợp nhận nuôi con ni này có thể xảy ra hai khả năng:

+ Sau khi đăng ký việc nuôi con nuôi tại Việt Nam, ông P chị T và các con sống tại Việt Nam thì hệ quả pháp lý của việc ni con nuôi được xác định theo qui định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi;

+ Sau khi đăng ký việc nuôi con nuôi tại Việt Nam, ông P chị T và các con sang Tây Ban Nha sinh sống thì hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật Tây Ban Nha.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 181 - 184)