47
có quan hệ với anh C. Người tư vấn cần khéo léo thể hiện kỹ năng lắng nghe và hiểu tâm lý của anh A sao cho phù hợp để anh A cảm thấy dễ chịu khi đến buổi tư vấn đó.
- Thứ hai, người tư vấn cần xác định rõ cho anh A về mối quan hệ của anh A và chị B có phải là quan hệ hợp pháp hay khơng. Để từ đó, đối tượng tư vấn có thể cân nhắc lại yêu cầu của họ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phù hợp mà vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Việc sống chung của anh A và chị B bắt đầu vào năm 2013 là thời điểm mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đang có hiệu lực pháp luật nên phải áp dụng luật này và các văn bản hướng dẫn để xem xét quan hệ chung sống đó. Do anh A và chị B chỉ chung sống với nhau như vợ chồng mà khơng có đăng ký kết hôn nên theo quy định của Khoản 1 Điều 11 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 và Khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 thì quan hệ giữa anh A và chị B khơng phải là hơn nhân hợp pháp. Từ đó, người tư vấn giải thích cho anh A hiểu rằng anh không thể khởi kiện để yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng giữa anh A và chị B.
- Thứ hai, người tư vấn cần xác định mặc dù anh A và chị B khơng có quan hệ vợ chồng hợp pháp nhưng anh A vẫn có thể được giải quyết vấn đề về con chung và tài sản chung và tài sản chung. Tuỳ thuộc vào việc thái độ và quan điểm của chị B đối với mong muốn này của anh A mà việc giải quyết này sẽ được thực hiện theo thủ tục giải quyết việc dân sự hoặc vụ án dân sự. Theo đó, nếu anh A và chị B thống nhất được về người trực tiếp nuôi dưỡng cháu C và chia tài sản chung thì anh A và chị B chỉ cần u cầu để Tồ án cơng nhận thoả thuận này. Trong trường hợp chị B không đồng ý, anh A phải có đơn khởi kiện để giải quyết vấn đề về con chung và tài sản chung.
- Thứ ba, người tư vấn cần đặt thêm các câu hỏi liên quan đến con chung của A và B cũng như về tài sản chung của họ để đưa ra những tư vấn phù hợp. Ví dụ: Cháu C bao nhiêu tuổi? Tài sản chung của A và B bao gồm những tài sản gì và có giấy tờ gì để chứng minh những tài sản này?...
- Thứ tư, người tư vấn cần xác định rõ các văn bản pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ việc này.
Người tư vấn cần lưu ý rằng việc xác định tính chất pháp lý của quan hệ vợ chồng là theo pháp luật tại thời điểm chung sống như xử lý quan hệ chung sống đó sẽ áp dụng pháp luật có hiệu lực tại thời điểm xét xử. Cụ thể:
+ Việc giải quyết vấn đề về con chung sẽ áp dụng các quy định tại Điều 81, 82, 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
+ Việc chia tài sản chung sẽ áp dụng các quy định tại Điều 16 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 và các quy định có liên quan trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Thứ năm, người tư vấn cần đưa ra giải pháp cho vụ việc. Việc đưa ra giải pháp phụ thuộc vào việc đánh giá các thơng tin có được do đối tượng tư vấn trả lời các câu hỏi mà người tư vấn đưa ra trên nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành. Ví
48
dụ: trong trường hợp cháu C dưới 36 tháng tuổi, anh A chỉ có thể được xác định là người trực tiếp ni dưỡng cháu khi có sự đồng ý của chị B hoặc do chị B không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng cháu55
. Trong trường hợp cháu C từ đủ 07 tuổi trở lên, anh phải chứng minh mình có điều kiện tốt hơn chị B trong việc đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho cháu C và anh nên thử nói chuyện với cháu C để có được sự đồng ý của cháu56… Ngoài ra, người tư vấn nên hướng dẫn anh A để anh A chuẩn bị đủ hồ sơ trong trường hợp anh A quyết định thực hiện quyền yêu cầu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* Tình huống thứ hai
Anh A đến tư vấn để có thể được ly hơn với chị B, giải quyết vấn đề về con chung và chia tài sản chung. Anh A kể rằng: anh A và chị B chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1986 đến nay là được hơn 30 năm nhưng cuộc sống phát sinh nhiều mâu thuẫn. Họ có con chung là C (32 tuổi) và D (21 tuổi). Tài sản mang tên anh A gồm có: 01 chiếc xe ơtơ 5 chỗ; 01 xe máy. Tài sản mang tên chị B gồm có: 01 quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất; 01 căn nhà chung cư (đang cho thuê). Anh A cũng cho biết thêm là chị B cho rằng thời điểm mà hai anh chị chung sống là năm 1988, không phải là năm 1986. Hiện nay, anh rất mong muốn được ly hôn với chị B, giải quyết vấn đề về con chung và tài sản chung để được kết hôn với chị E.
Để giải quyết vụ việc này, người tư vấn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thứ nhất, người tư vấn cần đặt thêm các câu hỏi liên quan đến thời điểm mà A và B chung sống như vợ chồng. Thời điểm này có ý nghĩa rất quan trọng để xác định quan hệ hơn nhân đó là hợp pháp hay khơng hợp pháp. Trong trường hợp này, nếu xác định thời điểm A và B chung sống như vợ chồng là năm 1986 thì quan hệ của họ là vợ chồng hợp pháp. Ngược lại, thời điểm chung sống như vợ chồng là năm 1988 thì quan hệ của A và B chỉ được coi là vợ chồng hợp pháp khi họ thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn trong khoảng thời gian 02 năm (từ 01/01/2001 đến 01/01/2003). Những câu hỏi mà người tư vấn có thể sử dụng để làm rõ vấn đề này có thể là:
+ Hai anh chị có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau khơng? Nếu có thì anh chị có thể cung cấp bằng chứng gì để chứng minh điều này không?
+ Việc anh chị về chung sống với nhau có được gia đình (một bên hoặc hai bên) chấp nhận khơng? Nếu có thì anh chị có thể cung cấp bằng chứng gì để chứng minh điều này không?
+ Việc anh chị về chung sống với nhau có được người khác (người nhà, đồng nghiệp, hàng xóm…) hay tổ chức chứng kiến (cơ quan, đơn vị cơng tác…) khơng? Nếu có thì anh chị có thể cung cấp bằng chứng gì để chứng minh điều này không?
55
Khoản 3 Điều 81 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014