55
tài sản của vợ chồng cũng khơng có qui định về trường hợp này. Trong trường hợp này, người tư vấn nên để các bên tự thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận được tài sản được tặng cho là tài sản chung hay tài sản riêng thì nên tư vấn theo hướng xác định đó là tài sản chung để đảm bảo lợi ích của cả hai bên.
- Tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng khi trong thời kỳ hôn nhân một bên vợ hoặc chồng đã sử dụng tài sản riêng của mình để chi tiêu cho nhu cầu và đời sống chung của gia đình và sau đó có u cầu bồi hồn lại bằng tài sản chung.
- Tranh chấp phát sinh do việc sử dụng tài sản chung để tu bổ, sửa chữa tài sản riêng hoặc ngược lại, sử dụng tài sản riêng để tu bổ sửa chữa tài sản chung;
- Tranh chấp phát sinh trong trường hợp tài sản riêng sáp nhập, trộn lẫn vào tài sản chung.
- Tranh chấp trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng trong các trường hợp phân chia tài sản.v.v...
Để tư vấn được các trường hợp tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, tư vấn viên cần xác định được các bước tư vấn cơ bản sau:
- Thứ nhất, cần nắm và hiểu rõ nội dung chế độ tài sản theo thỏa thuận mà các bên đã xác lập. Để làm được điều đó cần sử dụng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu cần thiết, cụ thể là văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn.
- Thứ hai, xác định được nội dung, tính chất của tranh chấp, mục đích của các giao dịch mà vợ hoặc chồng đã thực hiện. Ví dụ: vợ, chồng đã dùng tài sản để mua sắm tài sản trong gia đình hay trả nợ các khoản vay riêng...
- Thứ ba, phân tích tình huống pháp lý phát sinh tranh chấp để xác định được quyền, nghĩa vụ của các bên một cách chính xác, khách quan, phù hợp với thực tế đã xảy ra; trong đó cần cân nhắc và chú ý đến việc bảo vệ quyền của người yếu thế có liên quan đến tài sản của vợ chồng như người vợ khi mang thai hay sau khi sinh con; cha, mẹ già yếu; con nhỏ...
- Thứ tư, xác định các điều khoản cần thiết để áp dụng giải quyết tranh chấp đó. Trước hết, cần áp dụng các điều khoản trong thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng để giải quyết. Trong trường hợp chế độ tài sản theo thỏa thuận khơng có qui định hoặc qui định khơng đầy đủ thì áp dụng các qui định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định để giải quyết.
Ví dụ tình huống áp dụng: Anh T và chị H kết hôn ngày 12/9/2016. Trước khi
kết hôn hai anh chị đã thỏa thuận xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, theo đó mọi tài sản của vợ hoặc chồng có trước khi kết hơn hoặc có trong thời kỳ hơn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Từ tháng 3/2019, mẹ anh T bị ung thư phải điều trị dài ngày. Anh T đã sử dụng số tiền 300 triệu từ tài sản chung của vợ chồng để chữa bệnh cho mẹ, chị H đã tỏ ý khơng bằng lịng. Chị cho rằng anh T phải sử dụng tài sản riêng
56
của mình để chữa bệnh cho mẹ anh, và việc đó là trách nhiệm riêng của anh T nên không thể lấy tài sản chung của vợ chồng để chi trả.
Trong tình huống này cần xác định hướng tư vấn như sau:
+ Xác định xem trong thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, anh T và chị H đã thỏa thuận nghĩa vụ của vợ chồng đối với đời sống chung như thế nào? Trong các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với gia đình có thỏa thuận về trách nhiệm của các bên trong việc nuôi dưỡng, cấp dưỡng những người mà anh T chị H có nghĩa vụ ni dưỡng, cấp dưỡng khơng? Các nghĩa vụ đó được thực hiện bằng tài sản nào? Nếu trong thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thỏa thuận về vấn đề này thì thực hiện theo thỏa thuận.
+ Trong trường hợp các bên không thỏa thuận về nghĩa vụ tài sản, những tài sản được chi dùng để các bên thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng của mình theo qui định của pháp luật thì áp dụng các qui định tương ứng của chế độ tài sản luật định để giải quyết.
+ Cần tư vấn để các bên ý thức được rằng về mặt pháp lý, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng, chăm sóc cho cha mẹ là nghĩa vụ riêng của người con đẻ, tuy nhiên, về mặt đạo đức, với tình cảm, đạo lý vợ chồng, thì vợ chồng cần chia sẻ, giúp đỡ và có trách nhiệm với người thân thích của bên chồng hoặc bên vợ, nên vợ chồng nên đồng lịng chi trả những chi phí chăm sóc, chữa bệnh cho cha mẹ, con riêng của một bên bằng tài sản chung.
+ Trong trường hợp các bên khơng thỏa thuận được thì có thể tư vấn cho anh chị được quyền trích từ tài sản chung ra một số tiền cần thiết để chữa bệnh cho mẹ anh T, trong trường hợp này là 300 triệu đồng, tương tự, chị H cũng có quyền lấy ra từ tài sản chung 300 triệu đồng, và số tiền đó là tài sản riêng của mỗi bên, anh T, chị H có tồn quyền định đoạt độc lập số tiền đó.
1.2. Kỹ năng xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng theo chế độ tài sản luật định tài sản luật định
Cần tư vấn cho các bên nam, nữ rõ rằng: nếu trước khi kết hôn, các bên không xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, thì khi các bên kết hơn, chế độ tài sản theo luật định sẽ đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Mặc dù căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng đã được qui định khá cụ thể trong Luật HN&GĐ năm 201462 nhưng trong thực tế vẫn nảy sinh các tranh chấp với tính chất và các trường hợp đa dạng khác nhau. Tư vấn giải quyết việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo chế độ tài sản luật định thể hiện qua kỹ năng xác định các dạng tranh chấp cơ bản sau: