Kỹ năng xác định các quan hệ trong từng vụ việc về xác định cha, mẹ, con và nuôi con nuô

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 110 - 113)

con và nuôi con nuôi

2.1. Kỹ năng xác định các quan hệ trong từng vụ việc về xác định cha, mẹ, con con

* Xác định các quan hệ trong các việc xác định cha, mẹ, con

Thứ nhất, trong hôn nhân hợp pháp, khi đứa trẻ được sinh ra, người cha, người mẹ, người thân thích tiến hành làm thủ tục khai sinh cho đứa trẻ đó là đã gián tiếp xác định cha, mẹ của nó trong giấy khai sinh. Trên thực tế có thể xảy ra vụ việc như người chồng khơng đi làm giấy khai sinh cho con do có mâu thuẫn với vợ và nghi ngờ đưa trẻ khơng phải con của mình, hoặc người vợ do mẫu thuẫn với chồng nên khi đi làm giấy khai sinh cho con khơng xuất trình giấy chứng nhận kết hôn nên giấy khai sinh chỉ ghi tên mẹ, phần họ tên cha bị bỏ trống: do đó, quan hệ cần xác định là quan hệ hôn nhân giữa cha mẹ đứa trẻ, quan hệ giữa người vợ và đứa trẻ do mình đẻ ra, quan hệ giữa người chồng của người mẹ đứa trẻ và đứa trẻ.

Thứ hai, trong trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con và đi làm khai sinh cho con thì chỉ có quan hệ giữa người phụ nữ độc thân và đứa trẻ. Hoặc trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng và người phụ nữ sinh con thì khi khai sinh cho con chỉ là quan hệ giữa người phụ nữ độc thân với đứa trẻ. Tuy nhiên, sẽ có trường hợp ngoại lệ, sau khi sinh con, người phụ nữ bỏ đi, đứa trẻ chưa khai sinh và ở với người “cha thực tế” – người mà từng chung sống với người phụ nữ sinh ra đứa trẻ, sau đó, người đàn ơng khai sinh cho đứa trẻ thì sẽ xác định có quan hệ giữa người đàn ơn và đứa trẻ đó, giữa người đứa trẻ và người phụ nữ đã sinh ra nó.

Thứ ba, trong trường hợp đứa trẻ bị bỏ rơi sau đó cha mẹ đẻ hoặc người mẹ đẻ quay lại tìm con, nhận con và đăng ký khai sinh cho con thì xác định quan hệ giữa họ và đứa trẻ. Nếu đứa trẻ đã được khai sinh thì họ phải chưng minh mình là cha, mẹ của đứa trẻ để làm thủ tục đăng ký nhận con thì quan hệ được xác định là giữa người đã bỏ rơi đứa trẻ và đứa trẻ.

Thứ tư, một người muốn nhận một đứa trẻ là con thì các mối quan hệ được xác định là người đăng ký nhận con và đứa trẻ được nhận là con, giữa người đăng ký nhận con với người mẹ (đang nuôi dưỡng đứa trẻ). Nếu người được nhận là con đã thành niên thì chỉ xác định quan hệ giữa người đăng ký nhận con và người đã thành niên được nhận là con (trong trường hợp này không cần xác định sự đồng ý của người mẹ của người đã thành niên)

* Xác định các quan hệ trong các vụ án xác định cha, mẹ, con

Thứ nhất, vụ án xác định lại quan hệ cha con, mẹ con trong hôn nhân hợp pháp cần xác định các quan hệ sau: Quan hệ hôn nhân giữa cha mẹ của đứa trẻ là hợp pháp; đứa trẻ đã được khai sinh và đã được xác định là con chung của vợ chồng hoặc có thể đứa trẻ chưa được khai sinh do thuộc trường hợp khai sinh quá hạn hoặc do người

97

chồng nghi ngờ đứa trẻ khơng phải là con mình hoặc cả cha mẹ đều nghi ngờ đứa trẻ khơng phải là con mình.

Thứ hai, vụ án một người khởi kiện yêu cầu xác định một người là cha, mẹ, con của mình. Bao gồm:

+ Một người yêu cầu xác định một người đang là con của một cặp vợ chồng là con của mình; một người đang là con của một cặp vợ chồng yêu cầu xác định một người khác là cha, mẹ của mình. Trong trường hợp này phải xác định quan hệ giữa cha mẹ và con đang tồn tại là thuộc trường hợp xác định cha mẹ con khi cha mẹ con hôn nhân hợp pháp. Sau đó, khi có yêu cầu xem xét lại mối quan hệ này thì cũng được tương tự như vụ án xác định lại quan hệ cha con, mẹ, con khi cha mẹ có hơn nhân hợp pháp. Trong vụ án này cần xác định quan hệ cha mẹ và con đang tồn tại về mặt pháp lý; quan hệ giữa cha hoặc mẹ của người con với người đang có yêu cầu xác định cha, mẹ, con; quan hệ giữa người đang là con của một cặp vợ chồng với người mà họ muốn xác định là cha, mẹ. Cần lưu ý trường hợp khi có yêu cầu xem xét lại mối quan hệ cha con, mẹ, con mà tất cả các chủ thể có liên quan đều đồng thuận thì khơng được coi là vụ án xác định cha mẹ con mà coi đây là việc xác định cha mẹ con.

+ Một người mẹ xác định cha cho đứa con ngoài giá thú: trong vụ án này cần xác định quan hệ giữa người mẹ và đứa trẻ đang tồn tại quan hệ mẹ con về mặt pháp lý và trong giấy khai sinh của người con còn để trống phần họ tên người cha; quan hệ giữa người mẹ đứa con với người đàn ông bị xác định là cha của đứa con khơng có quan hệ hơn nhân hợp pháp mà có thể chỉ là quan hệ chung sống như vợ chồng một cách cơng khai hoặc lén lút. Tại thời điểm có u cầu xác định cha cho con thì có thể người mẹ đó đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc không, người đàn ông bị xác định là cha cũng có thể đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc không. Tuy nhiên, cần lưu ý với trường hợp người mẹ sinh con ngồi giá thú, sau đó kết hơn, người chồng đã thừa nhận đứa con đó là con của mình và trong giấy khai sinh đã ghi đủ phần họ tên cha mẹ trong giấy khai sinh, một thời gian sau, người mẹ muốn xác định một người đàn ông khác là cha của đứa con đó nhưng người đang là cha đứa con phản đối thì cần xác định thêm quan hệ giữa đứa con với người đang là cha, đây được coi là một dạng thức của trường hợp xác định lại quan hệ cha con khi cha mẹ có hơn nhân hợp pháp. Từ đó, xác định chính xác tư cách của các đương sự trong việc giải quyết vụ án.

+ Một người đã có yêu cầu xác định cha, mẹ, con nhưng sau đó chết: Trong vụ án này, toà án đang giải quyết vụ việc thì người có u cầu xác định cha, mẹ, con bị chết, thì pháp luật cho phép những người thân thích của người chết sẽ được tiếp tục yêu cầu xác định cha, mẹ, con cho người đã chết đó. Do vậy, cần xác định các quan hệ trong vụ án này là: quan hệ giữa giữa người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con với người được xác định là cha, mẹ, con; quan hệ giữa người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con với người có yêu cầu tiếp theo với tư cách là người thân thích của người có yêu

98

cầu chết; quan hệ giữa người có yêu cầu tiếp theo với người được xác định là cha, mẹ, con. Quan hệ giữa người được xác định là con với người hiện đang là cha, mẹ của họ.

Thứ ba, vụ án liên quan đến việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Cần xác định rõ các quan hệ có tranh chấp trong loại án kiện này. Bao gồm:

+ Xác định lại quan hệ cha con, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong nội bộ cặp vợ chồng vô sinh: Trường hợp này việc xác định các quan hệ tranh chấp tương tự như trường hợp xác định lại quan hệ cha con, mẹ con trong trường hợp sinh con tự nhiên.

+ Người sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong nội bộ cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân (xin tinh trùng) khởi kiện cơ sở y tế vì có sự tắc trách trong q trình áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như đứa trẻ không phải là con của họ: Trường hợp này xác định quan hệ tranh chấp là giữa cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân với cơ sở y tế.

+ Xác định lại quan hệ mẹ con trong trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với việc xin tinh trùng ở ngân hàng tinh trùng: Trong trường hợp này cần xác định quan hệ giữa người phụ nữ độc thân và đứa trẻ đang bị nghi ngờ là khơng có huyết thống trực hệ. Có thể vụ án này sẽ kèm theo yêu cầu khởi kiện cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

+Xác định lại quan hệ cha con, mẹ con trong trường hợp cặp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có sự tham gia của người thứ ba là người cho trứng, cho tinh trùng, cho phôi: Trong trường hợp này cần xem xét ai là ngưởi có yêu cầu xác định lại quan hệ cha con, mẹ con: cặp vợ chồng vô sinh hay là người cho tinh trùng, cho trứng, cho phôi để xác định các mối quan hệ giữa các chủ thể với đứa trẻ sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đó.

Thứ tư, vụ án liên quan đến việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng được thực hiện thơng qua kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mà cụ thể là dùng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Các tranh chấp liên quan đến loại án kiện này bao gồm:

+ Xác định lại quan hệ cha mẹ con khi người nhờ mang thai hộ nghi ngờ đứa trẻ khơng phải là con của mình.

+ Người mang thai hộ khời kiện yêu cầu người nhờ mang thai hộ phải nhận con khi người nhờ mang thai hộ từ chối nhận con.

+ Người nhờ mang thai hộ khởi kiện yêu cầu người mang thai hộ giao con do người mang thai hộ từ chối giao đứa trẻ.

+ Người chồng của người mang thai hộ khởi kiện yêu cầu tuyên bố văn bản thoả thuận về mang thai hộ vơ hiệu do khơng có sự đồng ý của họ.

+ Các bên khởi kiện yêu cầu tuyên bố văn bản thoả thuận về mang thai vô hiệu do vi phạm các điều kiện về mang thai hộ hoặc việc mang thai hộ vì mục đích thương mại.

99

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)