65
toàn quyền quyết định việc mua – bán cổ phiếu, thì mọi quyền, nghĩa vụ tài sản phát sinh là nghĩa vụ chung của vợ chồng do đã có sự thỏa thuận từ trước. Ngược lại, nếu hai anh chị chỉ thỏa thuận dùng 100 triệu đồng để anh X mua một loại cổ phiếu nhất định nào đó nhưng anh X lại mua loại cổ phiếu khác, và mua với số tiền lớn hơn số tiền hai vợ chồng đã thỏa thuận thì những nghĩa vụ tài sản phát sinh do vượt quá sự ủy quyền sẽ do anh X chịu trách nhiệm trả.
Đối với các tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu mà người vợ hoặc chồng đang chiếm hữu tài sản đó mà định đoạt tài sản đó khơng có sự thỏa thuận của người chồng hoặc vợ kia thì có nghĩa vụ bồi thường khi gây thiệt hại đến tài sản chung. Ví dụ: người vợ đang giữ 2 cây vàng là tài sản chung của vợ chồng. Người vợ đem bán 2 cây vàng đó cho người thứ ba lấy tiền tiêu xài mà khơng có sự đồng ý của người chồng thì người vợ có nghĩa vụ bồi thường cho tài sản chung. Người thứ ba mua vàng của người vợ được xác định là người ngay tình.
2.4. Tư vấn các vụ việc về quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Khi vợ chồng tham gia các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, việc tư vấn xác định quyền, nghĩa vụ của vợ chồng cần phân biệt các trường hợp sau:
* Trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh chung: Việc sản xuất, đầu tư kinh doanh chung có thể xảy ra hai trường hợp:
+ Vợ chồng cùng tham gia sản xuất, kinh doanh: khi vợ chồng cùng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì các nghĩa vụ tài sản phát sinh là nghĩa vụ chung của vợ chồng. Vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm thanh toán bằng tài sản chung.
+ Vợ chồng thỏa thuận để một bên trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh bằng tài sản chung thì người đó có quyền tự mình thực hiện các giao dịch, hành vi kinh doanh liên quan đến tài sản chung đó. Các hành vi kinh doanh do bên trực tiếp kinh doanh thực hiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ về tài sản của cả vợ chồng. Căn cứ để xác định nghĩa vụ tài sản phát sinh trong các trường hợp kinh doanh này chính là sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng về việc kinh doanh.
* Trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng: khi tư vấn về trường hợp này cần lưu ý rằng vợ hoặc chồng thực hiện kinh doanh riêng được thực hiện bằng tài sản riêng nhưng cần phân biệt hai trường hợp
+ Thứ nhất, một bên vợ hoặc chồng kinh doanh riêng bằng tài sản riêng. Việc kinh doanh này có thế phát sinh từ trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân và được thực hiện bằng tài sản riêng của vợ, chồng. Trong trường hợp này, người trực tiếp kinh doanh chịu trách nhiệm riêng về các nghĩa vụ tài sản phát sinh trong quá trình kinh doanh, tuy nhiên, hoa lợi, lợi tức, tài sản có được từ hoạt động kinh doanh lại thuộc sở hữu chung của vợ chồng do là “tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
66
lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh...”73
trong thời kỳ hơn nhân. Ví dụ: anh T là một nhà đầu tư chứng khốn từ trước khi kết hơn. Sau khi kết hôn anh vẫn sử dụng tài sản riêng của mình để đầu tư chứng khốn thì tài sản phát sinh do đầu tư chứng khốn là tài sản chung của vợ chồng. Hoặc anh Q đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản từ trước khi kết hôn. Sau khi kết hôn anh dùng tài sản riêng của mình để kinh doanh bất động sản thì tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh bất động sản đó là tài sản chung của vợ chồng. Trong các ví dụ trên, cần tư vấn rõ cho các bên việc xác định các tài sản có được từ hoạt động kinh doanh riêng trong thời kỳ hôn nhân là do công sức, lao động, nghề nghiệp của vợ, chồng tạo ra, do đó những tài sản này là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong chế độ tài sản theo thỏa thuận, vợ chồng đã có thỏa thuận khác.
+ Thứ hai, vợ hoặc chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để đầu tư kinh doanh riêng. Đây là trường hợp vợ hoặc chồng đầu tư kinh doanh riêng từ sự kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nên hậu quả pháp lý của việc đầu tư kinh doanh riêng này được xác định theo Điều 40 Luật HN&GĐ. Theo đó, mọi tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh sau khi đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Điều đó tạo điều kiện cho người kinh doanh có khả năng độc lập về tài chính để chủ động quyết định các hoạt động kinh doanh cũng như thanh toán các khoản nợ trong hoạt động kinh doanh mà khơng ảnh hưởng đến lợi ích của gia đình. Mọi nghĩa vụ tài sản phát sinh từ trường hợp kinh doanh này thuộc về nghĩa vụ riêng của người kinh doanh.
2.5. Tư vấn giải quyết các vụ việc trong các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng vợ chồng
Kỹ năng tư vấn các vụ việc liên quan đến các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng cần xác định được các vấn đề sau:
- Xác định được mục đích và áp dụng đúng các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng cụ thể phù hợp với hoàn cảnh và yêu cầu của khách hàng.
- Xác định các căn chia tài sản chung của vợ chồng trong từng trường hợp cụ thể một cách chính xác, khách quan.
- Xác định được các quyền, nghĩa vụ về tài sản có liên quan cũng như những người có liên quan trong các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng. Chẳng hạn như: khi khách hàng có yêu cầu tư vấn về chia tài sản chung khi ly hôn cần xác định được các khoản nợ mà vợ chồng còn nợ người khác, là nợ chung hay nợ riêng của vợ, chồng; xác định được những người có liên quan đến tài sản của vợ, chồng.... Đây là những vấn đề cần xác định và tư vấn để giải quyết vụ việc một cách đầy đủ và thấu đáo.